Giá nhiều loại nông sản như: lúa gạo, heo hơi, cá tra thời gian qua giảm thấp so cùng kỳ khiến nông dân không có lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ nặng. Vì sao tình trạng này luôn tái diễn?
Giá nhiều loại nông sản như: lúa gạo, heo hơi, cá tra thời gian qua giảm thấp so cùng kỳ khiến nông dân không có lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ nặng. Vì sao tình trạng này luôn tái diễn?
Nhiều nông dân trồng lúa ở ĐBSCL cho biết, mỗi vụ lúa kéo dài khoảng 3 tháng nhưng những vụ lúa gần đây họ chỉ có thể kiếm lời được khoảng 1- 2 triệu đồng/công, thậm chí thấp hơn.
Nguyên nhân do giá lúa trong vụ Đông Xuân 2018- 2019, Hè Thu và cả vụ Thu Đông 2019 đang mới bắt đầu bước vào thu hoạch tại một số địa phương đều ở mức thấp hơn so cùng kỳ năm trước từ 700- 1.000 đ/kg. Nhiều nông dân còn bị thất thu “kép” bởi lúa đạt năng suất thấp vì ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.
Trong khi đó, liên tục khoảng 3- 4 tháng qua, giá cá tra chỉ còn ở mức 19.000- 21.500 đ/kg, thấp hơn khoảng trên dưới 15.000 đ/kg so với thời điểm giá tăng cao kỷ lục ở năm 2018. Với mức giá trên, nhiều hộ nuôi cá tra bị lỗ vốn từ 3.000- 5.000 đ/kg cá tra thương phẩm. Đó cũng là tình cảnh chung của đàn heo khu vực do dịch bệnh hoành hành. Có nhiều thời điểm giá heo hơi giảm chỉ còn hơn 20.000 đ/kg, không ít hộ đành phải “treo” chuồng.
Có nhiều nguyên nhân giá cả nông sản giảm mạnh. Và các ngành chức năng đã nói nhiều đến câu chuyện giải pháp từ thực tế này.
Bên cạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng “dồn điền, đổi thửa” tạo vùng nguyên liệu lớn để doanh nghiệp dễ thu mua, vận chuyển cũng như đầu tư vật tư, ký kết hợp đồng, thì cần thu hút doanh nghiệp có năng lực tăng cường thu mua, bảo quản, chế biến, giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm tươi, thô mang lại giá trị gia tăng cao hơn.
Thực tế hiện nay cũng chỉ ra, đời sống người dân đã nâng lên thì nhu cầu sử dụng sản phẩm ngon, an toàn ngày một cao, đòi hỏi nhà nông phải chú trọng chất lượng chứ không nên chạy theo mục tiêu số lượng, sản xuất ra nhiều nhưng bán giá rẻ.
Một phó giáo sư chuyên ngành từng đưa lời khuyên: “Tránh hiện tượng coi trọng hàng ngoại, coi thường hàng nội”, đồng thời cũng để lưu ý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải có sự công bằng đối với khách hàng trong nước và nước ngoài. Ở Nhật, hàng tiêu dùng nội địa luôn được ưu tiên xong mới đến hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, nói đến hàng nội địa người Nhật rất yên tâm về hàng tiêu dùng trong nước. Trong khi đó ở Việt Nam, những “trái ngon” thì lại đưa đi xuất khẩu!
HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin