Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường ĐH Cần Thơ), trong điều kiện hiện nay, các hộ ở đô thị cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng (NL) và phát triển NL tái tạo. Theo đó, đầu tư điện NL mặt trời mang lại nhiều lợi ích mà chính ông đã thử nghiệm.
Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường ĐH Cần Thơ), trong điều kiện hiện nay, các hộ ở đô thị cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng (NL) và phát triển NL tái tạo. Theo đó, đầu tư điện NL mặt trời mang lại nhiều lợi ích mà chính ông đã thử nghiệm.
Tại TP Vĩnh Long, những tấm pin năng lượng mặt trời đang được nhiều gia đình quan tâm, nhất là hộ sử dụng nhiều điện. Ảnh: TẤN TÂN |
Điện mặt trời đơn giản là cách chuyển quang năng thành điện năng trực tiếp nhờ các tấm pin mặt trời ghép lại với nhau. Để có lượng điện lớn hơn một mảnh pin riêng lẻ, người ta gắn kết nhiều mảnh lại thành một tấm lớn là pin mặt trời.
Để đủ cấp điện cho một căn nhà/cơ sở sử dụng điện thì phải cần nhiều tấm ghép lại thành dãy. Tấm pin được đặt dưới một lớp gương nhằm ngăn những tác động từ môi trường.
Hệ thống điện NL mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện dư lên lưới điện của ngành điện.
Ban ngày, các tấm pin mặt trời sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời rồi chuyển hóa thành nguồn điện 1 chiều. Bộ Inverter hòa lưới có chức năng chuyển đổi nguồn điện một chiều được thành nguồn điện xoay chiều có điện áp và tần số phù hợp với lưới điện của Điện lực.
Bộ Inverter hòa lưới còn được kết nối với nguồn điện từ lưới điện của Điện lực cấp vào để hòa 2 nguồn điện với nhau. Nếu nguồn điện mặt trời không đủ cung cấp điện thì sẽ được lấy thêm từ nguồn của Điện lực.
Ngược lại, nếu nguồn điện mặt trời dư thừa sẽ phát ngược lên lưới điện của Điện lực và sẽ được cấp cho phụ tải của hộ tiêu thụ khác. Theo đó, công tơ 2 chiều được lắp đặt để đo đếm điện năng tiêu thụ ở cả 2 chiều: chiều nhận từ lưới điện của Điện lực và chiều phát từ điện mặt trời lên lưới điện của Điện lực.
PGS. TS Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH Điện NL mặt trời giúp tạo ra điện nhưng để tiết kiệm thì phải hợp lý hóa trong sử dụng điện. Tôi theo dõi đồng hồ thì giờ phát điện mạnh nhất là khoảng 9 giờ 30 sáng tới gần 16 giờ chiều, do đó là thời điểm nắng nhiều. Sử dụng điện tập trung khung giờ đó thì sẽ tiết kiệm hơn. Bên cạnh, cần linh hoạt sử dụng để kéo hóa đơn tiền điện xuống bậc thấp nhất hoặc bậc trên chúng ta xài điện NL tái tạo... |
Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, trong điều kiện biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo được khuyến khích sử dụng như hiện nay, các hộ ở đô thị nên “xây dựng tháp NL” cho gia đình.
Theo đó, cần thực hiện song song tiết kiệm NL, sử dụng hiệu quả NL, phát triển NL tái tạo.
Theo đó, tập thói quen cho con cháu trong nhà sử dụng điện tiết kiệm, cài thời gian ngắt điện tự động, sử dụng bóng đèn led…
PGS. TS Lê Anh Tuấn cho hay, hơn 2 năm trước ông lắp thử điện NL mặt trời trên mái nhà mình, sử dụng tấm pin của Đức sản xuất. Sau khi lắp thì hóa đơn tiền điện giảm dần.
Ông cho biết: Lúc đầu lắp 12 tấm pin (330 Wp) cho diện tích 24m2, chi phí 130 triệu đồng (2016), công suất 3,9 KWp, tiết kiệm tiền điện 1– 1,5 triệu đồng/tháng.
Với thời gian sử dụng tấm pin 25 năm, thời gian sử dụng bình acqui 10 năm thì thời gian hoàn vốn là 7 năm.
“Làm bài toán kinh tế” cho trường hợp của gia đình mình, PGS. TS Lê Anh Tuấn nói: Nếu đem 130 triệu đó gửi ngân hàng, với lãi suất khoảng 7,5%/năm, nếu xét đến lạm phát trung bình 5,5% /năm thì tiền thực lãi là 2.600.000 đ/năm.
Trong khi tiết kiệm tiền khi lắp điện mặt trời khoảng 14 triệu đồng/năm. “Nếu dùng điện mặt trời để kinh doanh, lãi sẽ cao hơn. Trong đó, lãi cho môi trường là lớn nhất nên các hộ, trong đó khu vực đô thị càng nên đầu tư”- PGS. TS Lê Anh Tuấn khẳng định.
Theo ngành điện, lợi ích của việc đầu tư hệ thống điện NL mặt trời là sử dụng điện miễn phí mà không phải trả tiền; lượng điện dư phát lên lưới điện được Điện lực mua lại hoàn toàn theo Điều 9 của Quyết định 11/TTg của Chính phủ. Bên cạnh, tuổi thọ của hệ thống điện NL mặt trời đến 25 năm; chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp; góp phần giảm áp lực về việc đầu tư nguồn điện; giảm áp lực sử dụng nguồn NL hóa thạch (than đá, dầu mỏ, dầu khí); góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong sử dụng, ngành điện lưu ý khách hàng nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, hạn chế tối đa mua tấm pin không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bên cạnh, việc bảo trì nên thực hiện ít nhất 1 lần/năm, kiểm tra kết nối dây cáp, tránh nơi tụ nước, cắt tỉa bớt cành cây che bóng xung quanh, dùng giẻ mềm lau chùi mặt kính sạch sẽ…
Mua điện thừa, miễn phí tư vấn, lắp đặt công tơ 2 chiều Tính đến đầu tháng 7/2019, Công ty Điện lực Vĩnh Long có 86 khách hàng là hộ gia đình/cơ quan/công ty lắp đặt hệ thống điện NL mặt trời mái nhà, tổng công suất trên 2.100kWp, sản lượng 76.129kWh. Ông Nguyễn Long Ẩn- Phó Giám đốc Công ty- cho biết: “Việc sử dụng NL mặt trời giúp giảm sản lượng mua từ lưới điện. Đồng thời, chúng tôi mua lại lượng điện thừa phát ra với giá quy định là 2.134 đ/kWh (nếu ký hợp đồng mua điện trước 30/6/2019). Nhà nước khuyến khích phát triển đầu tư và sử dụng thông qua giá mua điện thừa, miễn phí tư vấn và lắp đặt công tơ 2 chiều. Đại diện một công ty cung ứng hệ thống điện NL mặt trời mái nhà có văn phòng ở Phường 8 (TP Vĩnh Long) cho biết, một hộ gia đình lắp hệ thống điện NL mặt trời mái nhà 3kWp thì cần kinh phí khoảng 60 triệu, lắp khoảng 9 tấm pin với diện tích mặt mái cần khoảng 24m2 và sẽ sản sinh 450kWh điện trong điều kiện nắng đẹp. Tùy theo hộ gia đình sử dụng điện nhiều hay ít mà lắp hệ thống điện NL mặt trời mái nhà tương ứng. Đối với hộ sử dụng điện từ 500 kWh/tháng trở lên, khi lắp hệ thống này giúp giảm tiền điện kinh doanh giờ cao điểm, giá điện bậc thang. Nếu hộ gia đình sử dụng không hết điện thì bán lại cho Điện lực tỉnh, thời gian hoàn vốn sẽ nhanh. TẤN TÂN |
TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin