Không ít bạn trẻ cho hay, đã "lên kế hoạch" khởi nghiệp nhưng do không có vốn hoặc chưa tích cóp đủ vốn nên… còn đợi.
Không ít bạn trẻ cho hay, đã “lên kế hoạch” khởi nghiệp nhưng do không có vốn hoặc chưa tích cóp đủ vốn nên… còn đợi.
Thật vậy, để khởi nghiệp, vốn luôn là vấn đề rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn có thể ước tính được số tiền mình bỏ ra để triển khai ý tưởng, dự án của mình thì cần linh động các giải pháp để lựa chọn.
Theo đó, có thể triển khai theo hướng giảm thiểu các nhu cầu tìm kiếm, tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, không cần văn phòng, trụ sở riêng mà làm ngay tại nhà, tự mình làm chủ kiêm làm nhân viên thay vì thuê thêm người, khai trương một dịch vụ với quy mô nhỏ- phạm vi khách hàng và lợi nhuận ít để đạt được bước đầu thuận lợi…
Một khi đã thu về được lợi nhuận nhất định, có thể dùng lợi nhuận đó để “tái đầu tư”, từng bước mở rộng quy mô như mong muốn. Và, còn một nguồn lực mà từ đầu bạn có thể quên hoặc không muốn tận dụng vì “lý do riêng nào đó” là vay ngân hàng, hỗ trợ của gia đình và bạn bè hoặc kêu gọi vốn từ cộng đồng… từ chính sự hấp dẫn, tính khả thi hay giá trị cốt lõi mà các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của bạn mang lại.
Nói chung, để “làm việc lớn”, có thể bạn phải hy sinh như trở thành một đối tác nhỏ bé, xắn tay vào mọi việc lớn nhỏ, thậm chí nợ nần. Tuy nhiên, nếu bạn có niềm tin với ý tưởng, dự án khởi nghiệp của mình thì bạn sẽ không ngại thử thách, và không có thất bại nào có thể ngăn bạn mạnh mẽ tiến về phía trước.
Ông Nguyễn Tường Nam- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh- cho rằng: Trong khởi nghiệp vốn chỉ 20%, ý tưởng 20%, cách thức thực hiện, tổ chức quản lý, hiện thực hóa các ý tưởng, kết nối cộng đồng tạo ra sự cộng hưởng… mới quan trọng, quyết định thành công.
NAM ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin