Sự sụt giảm mạnh hơn 20% kim ngạch xuất khẩu gạo Việt vào thị trường Trung Quốc trong các tháng đầu năm nay chắc chắn sẽ tác động bất lợi ngành hàng lúa gạo. Nhưng nhìn tổng thể, cần xem đây là một chỉ dấu để điều chỉnh sản xuất, xuất khẩu gạo.
Sự sụt giảm mạnh hơn 20% kim ngạch xuất khẩu gạo Việt vào thị trường Trung Quốc trong các tháng đầu năm nay chắc chắn sẽ tác động bất lợi ngành hàng lúa gạo. Nhưng nhìn tổng thể, cần xem đây là một chỉ dấu để điều chỉnh sản xuất, xuất khẩu gạo.
Nông dân thu hoạch lúa tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) - Ảnh: CHÍ HẠNH |
Theo thỏa thuận giữa 2 nước, từ tháng 6/2019, nông sản Việt xuất sang Trung Quốc phải bằng đường chính ngạch và tuân thủ các quy định về chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Xuất khẩu gạo không thể là ngoại lệ. Thực tế cho thấy một số mặt hàng như trái cây, thủy sản vào thị trường này đã vượt qua được các rào cản kỹ thuật, bước đầu thích ứng với quy định mới.
Nhưng tại sao xuất khẩu gạo vẫn bị sốc? Phải chăng lâu nay chúng ta mãi lo "ăn đong" trong xuất khẩu gạo mà thiếu chiến lược lâu dài? Dựa vào thị trường dễ tính bằng đường tiểu ngạch, các phân khúc gạo giá rẻ?
Yêu cầu đang đặt ra là cần cân đối hài hòa giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gạo, giữa các thị trường và phân khúc thị trường xuất khẩu gạo Việt. Việc xuất gạo thô vốn có giá trị gia tăng rất thấp, trong khi nhiều quốc gia kém lợi thế hơn ta đang chọn con đường "sáng tạo" hơn là tăng chất lượng, giá trị hạt gạo và phát triển các ngành công nghiệp sau gạo.
Ngành lúa gạo VN đã chậm vượt qua dấu chân lấm bùn của kinh tế tự nhiên, kinh nghiệm nông nghiệp truyền thống để bước sang kinh tế tri thức, tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp sáng tạo toàn cầu.
Yêu cầu phải chuyển đổi để thích ứng trước nhiều thay đổi nhanh chóng mà sự thay đổi chính sách, dựng rào cản kỹ thuật của Trung Quốc chỉ là một thí dụ. Tái cấu trúc ngành hàng và thị trường gạo vẫn đang là đòi hỏi bức bách.
Vai trò của các cơ quan nhà nước với các vấn đề xuyên suốt, cần bớt chỉ đạo, tăng kiến tạo, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân nhiều hơn bằng công cụ chính sách.
Cần "bỏ ăn đong" trong xuất khẩu gạo, chủ động thích ứng với việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế theo đường chính ngạch, nâng cao giá trị thương hiệu, truy xuất được nguồn gốc và nỗ lực đưa nhiều gạo Việt với giá trị cao hơn ở các thị trường khác trong số hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ mà gạo Việt đã có mặt.
TS TRẦN HỮU HIỆP
Theo TTO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin