Sản xuất gạch, gốm tiếp tục sụt giảm

12:07, 18/07/2019

Theo đánh giá của UBND huyện Mang Thít, 6 tháng đầu năm 2019, nhìn chung tình hình kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ. Tuy nhiên, với lĩnh vực sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, mặc dù các ngành nghề chủ lực của huyện đảm bảo được mức tăng trưởng so cùng kỳ nhưng thiếu ổn định. 

Theo đánh giá của UBND huyện Mang Thít, 6 tháng đầu năm 2019, nhìn chung tình hình kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ. Tuy nhiên, với lĩnh vực sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, mặc dù các ngành nghề chủ lực của huyện đảm bảo được mức tăng trưởng so cùng kỳ nhưng thiếu ổn định.

Trong đó, ngành nghề sản xuất gạch, gốm tiếp tục sụt giảm và chưa có giải pháp khôi phục, củng cố phát triển, còn thiếu định hướng cho cơ sở, doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề. 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất gạch đạt 136,341 tỷ đồng, giảm 8,42%; giá trị sản xuất gốm đạt 19,478 tỷ đồng, giảm 3,53% so cùng kỳ.

Cụ thể, ngành sản xuất gạch, gốm gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu, nhân công, sản phẩm tiêu thụ chậm. Hiện nay, có 135/669 cơ sở sản xuất gạch truyền thống hoạt động với 135 lò, giảm 104 cơ sở (137 lò) so cùng kỳ. Bên cạnh đó, còn có 6 cơ sở lò Hoffman (với 8 lò), 17 cơ sở lò nung liên hoàn (18 lò) và 9 cơ sở sản xuất gốm đang hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, huyện phối hợp với Sở Công thương khảo sát 59 cơ sở với 99 lò sản xuất gạch truyền thống, đề nghị hỗ trợ tháo dỡ tại các xã Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh, Mỹ An, Chánh Hội, Bình Phước. Đến nay, hỗ trợ tháo dỡ 745 lò (417 cơ sở) với tổng chi phí hỗ trợ trên 1,3 tỷ đồng.

THẢO LY

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh