8 thách thức cùng 5 nhóm giải pháp để nông nghiệp ĐBSCL bền vững

02:06, 25/06/2019

Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vùng này đã có những bước chuyển tích cực. Dù vậy, theo các chuyên gia, thời gian tới, ĐBSCL sẽ đối mặt với thách thức lớn từ BĐKH và các hoạt động phát triển thượng nguồn.

Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vùng này đã có những bước chuyển tích cực. Dù vậy, theo các chuyên gia, thời gian tới, ĐBSCL sẽ đối mặt với thách thức lớn từ BĐKH và các hoạt động phát triển thượng nguồn.

Theo đó, 8 thách thức được chỉ ra là: sụt lún đất; mực nước ngầm suy giảm; xói lở bờ sông, bờ biển; ngập do nước biển dâng cao và nước lũ lên nhanh; xâm nhập mặn gia tăng; lũ cực đoan; môi trường nước mặt ô nhiễm; cấu trúc mùa vụ và năng suất thay đổi, dịch bệnh gia tăng do BĐKH. 

Trong bối cảnh nhiều thách thức, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã chủ động vào cuộc, ưu tiên tổ chức triển khai nhiều lĩnh vực then chốt. Cụ thể, xây dựng chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng BĐKH gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển thủy lợi; phòng chống thiên tai và xói lở bờ sông, bờ biển; nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với BĐKH của vùng...

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 120 thời gian tới, các bộ ngành cũng như các tỉnh- thành khu vực ĐBSCL cần tập trung vào 5 định hướng chính. Đầu tiên là cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; chủ động thích ứng với thay đổi của điều kiện tự nhiên và thị trường, tập trung xử lý các yếu tố nội tại, cùng với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ; ưu tiên đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp gắn với nghiên cứu, ứng dụng khoa học- công nghệ; quy hoạch tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp điều phối liên vùng, liên kết ngành với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng; tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo các vùng và các lĩnh vực, ngành hàng chiến lược, chủ lực của ĐBSCL theo hướng thị trường, hiện đại, bền vững, phát huy lợi thế so sánh nhằm thích ứng với BĐKH.

HOÀNG MINH

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh