Tổng số heo bị bệnh chết, buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn. Tính theo giá thị trường (đang ở mức thấp) hiện thiệt hại do dịch khoảng 3.600 tỷ đồng.
Tổng số heo bị bệnh chết, buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn. Tính theo giá thị trường (đang ở mức thấp) hiện thiệt hại do dịch khoảng 3.600 tỷ đồng.
Tiêu hủy heo bệnh trên địa bàn huyện Phú Giáo, Bình Dương |
Tại cuộc họp giữa Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và đại diện 35 tỉnh, thành phố để thống nhất cách thức, mức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có heo bị chết, tiêu hủy bởi dịch tả heo châu Phi diễn ra ngày 4/6, Bộ NN-PTNT cho biết, đã có 55 tỉnh và thành phố xuất hiện ổ dịch.
Tổng số heo bị bệnh chết, buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn. Tính theo giá thị trường (đang ở mức thấp) hiện thiệt hại do dịch khoảng 3.600 tỷ đồng.
Đề xuất tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng, hiện nay phương án hỗ trợ thiệt hại hộ dân, doanh nghiệp có heo bị chết phải tiêu hủy đang thực hiện theo Nghị quyết 16 của Chính phủ với mức bằng 80% giá thị trường và tính theo ký. Nhưng lực lượng chức năng không thể đi cân hết được trong điều kiện thiếu nhân lực. Vì vậy, đề nghị áp dụng cách hỗ trợ theo nhóm heo mà tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh đang áp dụng.
Theo đó, cần phân ra 5 nhóm heo. Heo sữa có mức hỗ trợ: 250.000 đồng/con; heo con cai sữa dưới 2 tháng tuổi: hỗ trợ 500.000 đồng/con; heo thịt từ 2 đến 4 tháng tuổi (từ 30 đến 80kg) hỗ trợ 1,5 triệu đồng/con; heo thịt từ 4 tháng tuổi trở lên: 2,5 triệu đồng/con; heo nái đang khai thác: 3,5 - 4 triệu đồng/con.
Tuy nhiên khi thảo luận tại cuộc họp, hầu hết các ý kiến đề nghị tiếp tục phương án hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết số 16 của Chính phủ, đó là hỗ trợ bằng cân với mức tối thiểu bằng 80% giá thị trường. Toàn bộ chi phí hỗ trợ được trích từ ngân sách dự phòng của địa phương. Các địa phương cũng đề xuất nâng mức hỗ trợ lực lượng tiêu hủy heo bệnh bằng với mức thuê nhân công ở địa phương hiện nay, dao động 300.000-500.000 đồng/ngày.
Ngày 4-6, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, đã có công văn yêu cầu UBND huyện Ia H’Drai khẩn trương triển khai công tác phòng chống bệnh dịch trên địa bàn, sớm khống chế dập tắt ổ dịch, không để lây lan thành dịch. Tính đến ngày 3-6, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã có 644 con heo của 121 hộ dân bị chết và đã được cơ quan chức năng tiêu hủy.
Tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện các ổ dịch ở xã Hòa Phú TP Buôn Ma Thuột, xã Ea Rốk và xã Ea Bung huyện Ea Súp. Ngành chức năng cũng phát hiện 16 con heo bị bệnh vừa chết ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông... Hiện 11/13 tỉnh thành ở ĐBSCL hiện đã có dịch, trừ 2 tỉnh Long An và Bến Tre.
Tại Long An, 8 trạm kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông nỗ lực kiểm soát 24/24 giờ đối với hoạt động vận chuyển heo, sản phẩm từ heo ra, vào địa bàn tỉnh. Trong khi từ ngày 5/3 đến nay, Bến Tre triển khai các chốt kiểm soát tạm thời dịch bệnh động vật trên cạn..
Trong buổi họp về kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2019 vào chiều 4/6, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, cho biết, TP sẽ khám xét các điểm giết mổ trái phép khi cần. TPHCM đang tập trung nhiều biện pháp phòng chống dịch như, phối hợp các tỉnh thành lân cận để kiểm soát việc đưa heo về TPHCM giết mổ, tiêu thụ; lập nhiều chốt di động để giám sát chặt chẽ nguồn heo, các xe chuyển heo vào địa bàn. UBND TP cũng đã chỉ đạo các quận huyện kiểm tra và cần thiết phải chuẩn bị lệnh khám xét những trường hợp giết mổ trái phép. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, cố gắng khu trú, không để dịch lây lan, mất kiểm soát |
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin