Từ "điệp khúc" lúa rớt giá, nhìn về mô hình liên kết

02:06, 28/06/2019

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch lúa Hè Thu nhưng khâu tiêu thụ đã rơi vào ngõ hẹp. Rớt giá- khó bán, nhiều nơi ở ĐBSCL nông dân vẫn nằm chờ người đến mua.

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch lúa Hè Thu nhưng khâu tiêu thụ đã rơi vào ngõ hẹp. Rớt giá- khó bán, nhiều nơi ở ĐBSCL nông dân vẫn nằm chờ người đến mua.

An Giang và Đồng Tháp- vựa lúa lớn của ĐBSCL nông dân đang dài cổ chờ bán, dù với giá thấp. Hiện lúa IR50404 dưới 4.000 đ/kg. Thời tiết bất thường nên năng suất lúa vụ này chỉ khoảng 20- 25 giạ/công (4- 5 tấn/công). Điều này đã trực tiếp đẩy giá thành lên khá cao, ước mỗi công trên 2 triệu đồng, nên nhà nông bị lỗ. Từ đây nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong chuỗi cung cầu.

Nông dân “đổ thừa” thương lái bẻ kèo, doanh nghiệp chậm mua, rồi kiến nghị hỗ trợ, giải cứu…Việc này không mới nếu không muốn nói gần như diễn ra hàng năm. Lý do là bởi sản xuất manh mún, thiếu hợp đồng liên kết; sản xuất cái mình có mà chưa sản xuất cái thị trường cần nên khó tiêu thụ là hiển nhiên.

Còn nhớ, từ trước năm 2011 khi chưa vào tổ hợp tác rồi hợp tác xã (HTX) nông dân trồng lúa ở xã Mỹ Lộc (Tam Bình) cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Hiểu tầm quan trọng việc liên kết sản xuất nên từ đó những nông dân trồng lúa liền kề bắt tay xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo ra sản lượng lớn, cùng giống, chất lượng đồng đều để thu hút các doanh nhiệp tham gia cung ứng phân thuốc bảo vệ thực vật cũng như bao tiêu sản phẩm. Sau những vụ lúa tạo sức lan tỏa, năm 2016 địa phương thành lập HTX và “nâng cấp” sản xuất theo quy trình lúa gạo sạch không sử dụng phân, thuốc vô cơ, với sự tham gia của “4 nhà”.

Trong đó, đặc biệt nhà doanh nghiệp là Liên hiệp HTX thương mại TP Hồ Chí Minh đảm bảo thu mua lúa cao hơn thị trường khoảng 40%, là sự khích lệ rất lớn cho nông dân. Từ 33 thành viên, đến cuối năm 2018, HTX huy động được 82 thành viên/45ha. Đến nay, mô hình này là “chỉ dẫn địa lý” và dần tạo nên một thương hiệu lớn trên thị trường.

Từ câu chuyện sản xuất manh mún, nhỏ lẻ ngẫm sẽ thấy tính phù hợp trong mô hình liên kết của nông dân xã Mỹ Lộc. Điều này được chứng minh qua thực tế hiệu quả kinh tế là năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn, giảm phân thuốc tạo môi trường trong lành cho tôm cá về nhiều hơn. Và đặc biệt là giải quyết đúng cái nông dân cần là đầu ra nông sản, khi được doanh nghiệp bao tiêu.

Dẫu biết rằng, không có sự thay đổi nào là dễ dàng, nhưng trước những rào cản, thách thức khi cửa hội nhập kinh tế đã mở rất rộng, thì từng nông dân cũng nên thay đổi tư duy là hãy liên kết cùng sản xuất!

HOÀNG MINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh