Đưa sản phẩm ra thị trường là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Đưa sản phẩm ra thị trường là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Không chỉ về giống mới, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp phải vượt lên đòi hỏi bình thường là có ngon và hợp khẩu vị không.
Ông Hoàng Minh Ngọc Hải- Tổng Giám đốc Công ty CP Value Commerce Hub- cho ví dụ một giống cà chua mới nhưng chưa nổi bật sẽ khó thuyết phục khách hàng thay đổi loại cà chua đã dùng, thay đổi nơi mua hàng quen thuộc như chợ, siêu thị.
Mặt khác, sản phẩm cho khách hàng thấy được sự quan tâm về sức khỏe, tiện dụng và nguồn gốc đáng tin cậy hơn sẽ giúp doanh nghiệp bán được hàng.
Ông Huỳnh Kim Tước- Tổng Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (Saigon Innovation Hub), cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp nên quan tâm đến yếu tố giá cả. Nếu đưa hàng đến thẳng tay khách hàng thì giá sẽ giảm đi rất nhiều chi phí cho các khâu trung gian.
Trong khi đó, hạn chế thường thấy ở các doanh nghiệp khởi nghiệp là chưa bỏ thời gian tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Và để tiết kiệm chi phí, họ có thể tận dụng các số liệu của các sở ban ngành hay các tổ chức nghiên cứu có sẵn.
Do vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể chọn cách san sẻ khó khăn, hợp tác cùng nhà phân phối. Họ có chiến lược bán hàng riêng nên có thể xem họ là người đồng hành trong việc tiếp cận thị trường.
Cụ thể, nếu nhà phân phối là siêu thị mạnh về hàng nông sản hữu cơ thì đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp hàng nông sản hữu cơ bán hàng. Việc chọn đúng nhà phân phối sẽ giúp doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm tốt hơn, vì mỗi nhà phân phối sẽ có lượng khách hàng riêng, theo từng khu vực.
Hơn nữa, những doanh nghiệp khởi nghiệp đang rất cần được tiếp thêm động lực từ truyền thông để có thể tiếp tục đi tiếp con đường khởi nghiệp của mình.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin