Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Viện trợ phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố báo cáo vào tuần trước.
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Viện trợ phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố báo cáo vào tuần trước.
Tỉnh Vĩnh Long vẫn trụ vững trong nhóm tốt và đứng thứ 8 trong top 10 tỉnh- thành cả nước, nhưng so với năm 2017 thì năm nay thứ hạng giảm xuống 2 bậc.
Trong năm 2018, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Vĩnh Long tiếp tục được cải thiện, qua việc tỉnh tăng cường gặp gỡ, đối thoại kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. |
Xếp hạng PCI 2018, Quảng Ninh tiếp tục đứng “ngôi vương” với 70,36 điểm, tiếp theo ở vị trí thứ 2 là tỉnh Đồng Tháp với 70,19 điểm. Long An và Bến Tre là 2 tỉnh giữ vị trí thứ 3 và 4 trên bảng xếp hạng, đều tăng 1 bậc so với xếp hạng năm 2017.
Kết quả của PCI qua 14 năm cho thấy, xu hướng hội tụ điểm số PCI giữa các tỉnh, khoảng cách giữa tỉnh đứng cuối và tỉnh đứng đầu về cả điểm số PCI và thứ hạng ngày càng thu hẹp.
PCI 2018 ghi nhận những cảm nhận tích cực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) dân doanh về nỗ lực gần đây của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức.
Tuy nhiên, những chỉ tiêu phản ánh về hiện tượng chi phí không chính thức vẫn còn tương đối cao và cho thấy cần có thêm nhiều nỗ lực kiên trì, bền bỉ của các cơ quan nhà nước.
Cụ thể, mức độ phổ biến của hiện tượng này đã giảm, với tỷ lệ 54,8% DN cho biết phải trả chi phí không chính thức, mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2015 là 66,3%).
Đồng thời, PCI 2018 cũng ghi nhận quy mô chi trả chi phí không chính thức cũng đã nhỏ đi, khi chỉ có 7,1% DN cho biết phải chi trả trên 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức (năm 2015 là 11,1%).
Có 58,2% DN cho biết tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước địa phương giải quyết thủ tục cho DN (giảm so với mức cao nhất ghi nhận trong năm 2014 là 65,6%). 30% DN trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai.
Điều tra PCI 2018 cũng ghi nhận “tham nhũng lớn” có dấu hiệu giảm bớt. Theo đó, chỉ 30,8% DN cho biết có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai (giảm so với 32% vào năm ngoái).
Ấn tượng hơn cả là con số 39,3% DN cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh- kiểm tra (năm 2017 là 51,9%).
Năm 2018 có 48,4% DN đồng ý với nhận định “Chi trả “hoa hồng” là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” (năm 2017 là 54,9%).
Cuối cùng, tỷ lệ DN lo ngại “tình trạng chạy án” là phổ biến trong hoạt động tố tụng qua tòa án chỉ còn 28,8% (năm 2017 là 31,6%).
Báo cáo PCI 2018 khẳng định những chuyển biến nói trên trong cảm nhận của DN có thể là kết quả từ nhiều hành động mạnh mẽ và kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng kể từ năm 2016 trở lại đây.
Tuy nhiên, những chỉ tiêu phản ánh về hiện tượng chi phí không chính thức vẫn còn tương đối cao và cho thấy cần có thêm nhiều nỗ lực kiên trì, bền bỉ của các cơ quan nhà nước.
TS. Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI, Trưởng BCĐ PCI- cho rằng đằng sau những con số thứ hạng cao PCI là rất nhiều nỗ lực, rất nhiều tâm huyết, rất nhiều những sáng kiến cải cách hay, những mô hình mới hiệu quả đã được lãnh đạo các tỉnh- thành trăn trở ngày đêm, để thai nghén và hiện thực hóa.
“Nhưng chúng ta cũng không khỏi lo âu, khi chỉ số PCI mấy năm qua đã cho thấy sự chững lại của các ngôi sao cải cách và sự gian nan của những nỗ lực bứt phá, đột phá của nhóm dẫn đầu. Điểm số PCI của các nhà vô địch vẫn chỉ mới qua ngưỡng 70/100 điểm kỳ vọng.
Điều này cho thấy, một mặt, dư địa cải cách vẫn còn nhiều, mặt khác cũng cho thấy những khâu, những việc cải cách dễ dàng các tỉnh- thành đều đã triển khai và bây giờ chúng ta đụng đến những khâu, những việc khó khăn hơn, thậm chí là cốt lõi cần phải được tháo gỡ từ trần thể chế, từ cấp trung ương, từ các bộ ngành”- TS. Vũ Tiến Lộc phân tích.
Chính vì vậy, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng đẩy mạnh xã hội hóa, đẩy mạnh phân cấp, thực hiện định hướng các bộ ngành tập trung làm thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để tiếp tục mở đường cho những nỗ lực cải cách ở cấp địa phương và cơ sở đang là một nhu cầu cấp thiết đặt ra cho làn sóng cải cách lần thứ 2 trong nền kinh tế nước ta mà chúng ta hy vọng Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta sẽ khởi động và thúc đẩy quá trình này.
Những chỉ số thành phần giảm điểm PCI 2018 của Vĩnh Long Kết quả PCI 2018, tỉnh Vĩnh Long xếp thứ 8 với 65,53 điểm, thuộc nhóm “Tốt” của bảng xếp hạng. So sánh kết quả năm 2017, Vĩnh Long xếp hạng thứ 6 với 66,07 điểm, nghĩa là đã giảm 2 bậc trên bảng xếp hạng. So sánh nhiều chỉ số thành phần cho thấy, Vĩnh Long đã có nhiều tiến bộ, điểm thành phần tăng như: tiếp cận đất đai; tính năng động; hỗ trợ DN; cạnh tranh bình đẳng. Đặc biệt, các thành phần: chi phí thời gian; chi phí không chính thức… thì Vĩnh Long có điểm số vượt trội. Trong khi đó, một số điểm số thành phần giảm điểm so với năm 2017 là: gia nhập thị trường; tính minh bạch; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý. |
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin