Ngày 23/4/2019, BCĐ quốc gia về hội nhập quốc tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc- Trưởng BCĐ quốc gia về hội nhập quốc tế chủ trì hội nghị.
Ngày 23/4/2019, BCĐ quốc gia về hội nhập quốc tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc- Trưởng BCĐ quốc gia về hội nhập quốc tế chủ trì hội nghị.
Trong nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định được chỗ đứng. |
Hội nhập quốc tế là trọng tâm
Theo đánh giá công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2014- 2019 của BCĐ quốc gia về hội nhập quốc tế, việc triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và định hướng chiến lược chủ động, tích cực hội nhập quốc tế mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, công tác hội nhập quốc tế đã được triển khai toàn diện, hiệu quả, trong đó hội nhập quốc tế là trọng tâm, đồng thời đẩy mạnh hội nhập trên các lĩnh vực khác.
Công tác hội nhập quốc tế trong 5 năm qua đã thu được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào duy trì hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi và thu hút các nguồn lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, công tác đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã đạt được những đột phá quan trọng, tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong nước.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, hội nhập kinh tế là điểm sáng của phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 5 năm qua, tạo thị trường ổn định, tăng cường năng lực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Đồng thời khẳng định vị thế mới của Việt Nam trong toàn cầu hóa và trong các diễn đàn. Đặc biệt, trong nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định được chỗ đứng, có sự cải thiện đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, và nhiều doanh nghiệp đã tham gia được vào chuỗi giá trị của thế giới.
Trong 5 năm qua, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán, ký kết các FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á- Âu, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiện ta đang thúc đẩy tiến tới ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA với Châu Âu trong năm 2019.
Đồng thời, quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) tiếp tục được thúc đẩy. Hay FTA với Hàn Quốc và với Liên minh Kinh tế Á- Âu được đưa vào thực thi lần lượt vào ngày 20/12/2015 và 5/10/2016, CPTPP được thực thi từ ngày 14/1/2019 đã và đang tạo xung lực quan trọng cho phát triển kinh tế, thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đã và đang trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài tăng dần từ 22,35 tỷ USD năm 2013 lên 35,46 tỷ USD vào năm 2018. Ngoài dệt may, da giày, các loại nông sản như xoài, nhãn, vải, thanh long… đã có mặt tại các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia.
Bên cạnh đó, các hoạt động hội nhập quốc tế trong tổ chức diễn đàn và khu vực thương mại tự do được triển khai tích cực, hiệu quả.
Nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, từ giai đoạn ban đầu hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu và tự tin tiến lên hội nhập quốc tế được cụ thể hóa trong Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị với nội hàm chủ động hội nhập toàn diện trên 3 trụ cột.
Thủ tướng nhấn mạnh, hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và được cụ thể hóa phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của hơn 30 năm đổi mới và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Nêu ra những con số nổi bật về kết quả phát triển kinh tế- xã hội 5 năm qua, Thủ tướng khẳng định, chủ trương hội nhập quốc tế là đúng đắn và “chúng ta thêm tự tin tiếp tục triển khai ngày càng hiệu quả ở tâm thế và tầm mức mới, cao hơn”.
Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng làm cho “nội lực” quốc gia mạnh hơn và tác động trở lại làm cho hội nhập quốc tế thành công hơn. Nhấn mạnh “thắng không kiêu, bại không nản”, Thủ tướng cho rằng, phải thẳng thắn về những hạn chế, yếu kém, thua thiệt cần rút kinh nghiệm sâu sắc để khắc phục và làm tốt hơn.
Trong hội nhập quốc tế ngày càng phổ biến nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở, trong khi có những lúc tư duy của ta chưa đủ nhạy bén, linh hoạt để theo kịp xu thế này.
Theo Thủ tướng, cần lưu ý một số vấn đề lớn đặt ra đối với đất nước như: môi trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, hợp tác và cạnh tranh, đối tác và đối tượng luôn đan xen, biến đổi linh hoạt và diễn ra cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trong khu vực, trên thế giới đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với hội nhập quốc tế.
Tự do hóa và mở cửa thị trường đi đôi với những hình thức bảo hộ tinh vi thông qua những hàng rào kỹ thuật. Số lượng các vụ khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế gia tăng.
Một số ngành sản xuất đang đứng trước những thách thức lớn từ dỡ bỏ bảo hộ trong quá trình hội nhập, như mía đường, chăn nuôi... từ khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 như dệt may, da giày, nông nghiệp, chế biến, chế tạo...
Kết quả hội nhập quốc tế, ngoài dệt may, da giày, các loại nông sản như xoài, nhãn, vải, thanh long… đã có mặt tại các thị trường khó tính. |
Thủ tướng cho rằng thời gian vừa qua, đã xuất hiện một số biểu hiện phản cảm, lệch lạc, đạo đức, văn hóa xuống cấp, một phần do tác động mặt trái của hội nhập mang lại. Chúng ta hội nhập nhưng không hòa tan, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Cần đặc biệt lưu ý những yêu cầu mới về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương: “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, xây dựng, định hình các thể chế đa phương” theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư. Đây là yêu cầu mới, rất cao và rất quan trọng đối với đất nước”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng thông tin về Hiệp định CPTPP UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Mục đích kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng thông tin về Hiệp định CPTPP đến cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, hợp tác xã và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh để nhận thức, hiểu và thực thi hiệp định một cách hiệu quả. Tận dụng tốt các cơ hội từ các FTA, đặc biệt là Hiệp định CPTPP; giúp các ngành, địa phương chủ động xây dựng các biện pháp cụ thể để tổ chức có hiệu quả. Kế hoạch đặt ra các nội dung như chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin Hiệp định CPTPP; hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành thế mạnh của tỉnh và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn phát triển với ứng dụng khoa học công nghệ… |
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin