Thúc bách giao thông ĐBSCL

01:04, 02/04/2019

Tại hội nghị liên ngành triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phát triển thị trường các nhóm ngành hàng do Bộ Công thương tổ chức mới đây, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Quốc Trung, cho rằng ĐBSCL dù là vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản của cả nước nhưng hạ tầng đường bộ, đường thủy còn yếu kém. 

Tại hội nghị liên ngành triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phát triển thị trường các nhóm ngành hàng do Bộ Công thương tổ chức mới đây, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Quốc Trung, cho rằng ĐBSCL dù là vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản của cả nước nhưng hạ tầng đường bộ, đường thủy còn yếu kém.

Chặng đường di chuyển từ Cần Thơ đi TP Hồ Chí Minh chưa đầy 200km nhưng mất 3- 4 giờ nên nhà đầu tư nước ngoài rất ngán ngại khi đến đây tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Cụ thể, tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh- Trung Lương đưa vào khai thác góp phần quan trọng trong việc kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Bộ.

Tuy nhiên, sau công trình được cho là “mở mũi” này, việc tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc khu vực này nhiều năm qua rất ì ạch.

Mà dự án đường cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận là một điển hình. Khởi công năm 2009 nhưng đến nay mới đạt 15,8% khối lượng công việc. Và dự kiến dự án này đến năm 2020 mới có thể khai thác được.

Ở góc độ khác, những năm qua trên bình diện tổng thể, PCI ở khu vực ĐBSCL là khá tốt. Liên tiếp từ năm 2013 đến nay, ĐBSCL luôn dẫn đầu cả nước về một số chỉ số thành phần như tiếp cận đất đai thuận lợi; thủ tục hành chính nhanh chóng; doanh nghiệp ít phải trả chi phí không chính thức; môi trường kinh doanh bình đẳng...

Tuy nhiên, vấn đề là vì sao thu hút đầu tư không tương ứng? Ông Võ Hùng Dũng- Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, từng nhận định PCI không quyết định tất cả, mà kết quả thu hút đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như lợi thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng tốt, nhất là hạ tầng giao thông. Trong khi điều này thời gian qua cải thiện rất chậm.

ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp xuất khẩu nông sản chủ lực của cả nước, hiện với khoảng 80% khối lượng hàng hóa phải vận chuyển bằng đường bộ lên các cảng tại TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu, vì vậy gỡ nút thắt trong đầu tư hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL không chỉ là sự phát triển của hiện tại mà còn cả tương lai. 

HOÀNG MINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh