Theo số liệu mới nhất từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT), dịch tả lợn Châu Phi đã lây nhiễm ra 23 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đã có trên 73.000 con lợn bị tiêu hủy. Tuy nhiên sau một thời gian nghi ngại, người tiêu dùng đã bắt đầu mua thịt lợn nhiều hơn.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT), dịch tả lợn Châu Phi đã lây nhiễm ra 23 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đã có trên 73.000 con lợn bị tiêu hủy. Tuy nhiên sau một thời gian nghi ngại, người tiêu dùng đã bắt đầu mua thịt lợn nhiều hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường họp với đại diện các trang trại về giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi chiều 27/3. Ảnh: Kh.Lực |
Bảo vệ đàn lợn tại các trang trại lớn
Theo Cục Thú y, sau khi tỉnh Vĩnh Phúc công bố dịch, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 476 xã, của 91 huyện, thuộc 23 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 73.000 con.
Theo Bộ NNPTNT, giải pháp hiện nay là phải tìm được giải pháp hữu hiệu để dịch bệnh không xâm nhập vào các trang trại lớn (chiếm 55% tổng sản lượng trong tổng đàn lợn khoảng trên 28 triệu con lợn được chăn nuôi trong nước với tổng đàn khoảng 28-29 triệu con lợn), bởi cơ chế lây nhiễm của dịch tả lợn Châu Phi hết sức nguy hiểm, khó lường. Không chỉ lây nhiễm trong các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại một trang trại có quy mô gần 5.000 con lợn, chăn nuôi theo quy trình sinh học khép kín.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng BCĐ Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Phải tập trung bảo vệ được đàn lợn bằng phương pháp chăn nuôi sinh học, bởi nếu không, khi dịch bệnh qua đi sẽ không còn con giống để tái đàn.
Hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng “gánh nặng” chi phí xét nghiệm, vấn đề lấy mẫu bệnh phẩm, kiểm dịch đàn lợn... đang gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống dịch, cần được tháo gỡ sớm để doanh nghiệp thuận lợi trong lưu thông đàn lợn khỏe mạnh, vừa đảm bảo cung cấp giống an toàn, vừa gỡ khó trong khâu tiêu thụ.
Không "cảm tính" quay lưng với thịt lợn
Tại nhiều cuộc họp tìm giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, các chuyên gia dịch tễ khẳng định: Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người; thịt lợn bán trên thị trường hoàn toàn đảm bảo an toàn bởi tất cả lợn tại các trang trại bị dịch, bao gồm cả lợn bệnh và lợn khỏe được nuôi chung chuồng với lợn bệnh, đều phải tiêu hủy 100% theo quy định. Với các chốt kiểm dịch cố định và lưu động hoạt động 24/24 giờ, lợn bệnh không thể bị tuồn ra thị trường...
Vì vậy, người tiêu dùng không quay lưng lại với tiêu dùng thịt lợn. Theo ông Đàm Mạnh Lương - Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin, việc khống chế dịch tả lợn Châu Phi không chỉ dừng lại ở việc ngăn chặn, mà còn phải tính đến lâu dài là kiểm soát được dịch bệnh này thông qua việc đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và thay đổi cấu trúc quy mô chăn nuôi.
Từ hôm nay (28/3), giá lợn hơi trên thị trường đã tăng nhẹ, nhưng hiện tượng người dân e ngại thịt lợn vẫn đang xảy ra tại nhiều địa phương, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng không e ngại thịt lợn.
Ngoài ra, để bảo vệ người chăn nuôi trong nước, hỗ trợ giá lợn, nhiều ý kiến đề xuất tạm dừng tái xuất các sản phẩm từ lợn cũng như kiểm soát chặt chẽ đầu vào của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như không nhập khẩu bột xương, bột sáo từ các nước đang xuất hiện dịch…
Theo LĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin