Tam Bình trên đường phát triển nông nghiệp bề̀n vững

11:02, 05/02/2019

Sản xuất an toàn, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững là những nhiệm vụ nông nghiệp quan trọng của huyện tam bình. xác định thế mạnh về vườn cây ăn trái, tam bình đang nỗ lực để đời sống người dân ổn định và sung túc hơn.

 
 

Sản xuất an toàn, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững là những nhiệm vụ nông nghiệp quan trọng của huyện tam bình. xác định thế mạnh về vườn cây ăn trái, tam bình đang nỗ lực để đời sống người dân ổn định và sung túc hơn.

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích luân canh 2 lúa- 1 màu.
Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích luân canh 2 lúa- 1 màu.

Cơ cấu lại nông nghiệp

Từ đầu năm 2018, UBND huyện Tam Bình đã ban hành những tiêu chí đánh giá vườn kém hiệu quả, qua đó chỉ đạo cải tạo được hơn 212ha, đến nay toàn huyện có gần 8.200ha vườn cây ăn trái, hiện chỉ còn 7,6ha vườn kém hiệu quả.

Toàn huyện có 98/105 ấp- khóm có xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, mô hình sản xuất an toàn hiệu quả. Trong đó, có 73 ấp- khóm có mô hình sản phẩm sạch, an toàn. Có 88 ấp- khóm không còn vườn kém hiệu quả, đặc biệt 100% đảng viên không còn vườn kém hiệu quả.

Nói về vấn đề này, ông Phan Thanh Sang- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Ninh- cho biết: “Xã chúng tôi đã đạt chỉ tiêu này, đảng viên nêu gương cải tạo vườn kém hiệu quả, phát triển vườn cây ăn trái”- nở nụ cười thật tươi, ông nói tiếp- “Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã là 41 triệu đồng/người/năm, cao hơn bình quân của huyện”.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, giảm 4,5% diện tích đất trồng lúa, tương đương 2.062ha. Lãnh đạo sản xuất 2 vụ lúa chính năng suất bình quân 6,51 tấn/ha, đạt 112,3% chỉ tiêu nghị quyết, tăng 8,78% so cùng kỳ. Mô hình trồng sầu riêng ở các xã Hòa Thạnh, Mỹ Thạnh Trung, Phú Lộc,… lợi nhuận trung bình 280 triệu đồng/ha.

Mô hình “Nuôi ếch trong vèo kết hợp với cá rô phi đỏ trong ao” ở xã Phú Thịnh được cán bộ hướng dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, huyện còn xây dựng 4 mô hình cơ cấu lại ngành nông nghiệp: cánh đồng mẫu lớn, phát triển vườn cây ăn trái, trồng màu trên đất ruộng, chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao.

Bí thư Huyện ủy Tam Bình Lê Tiến Dũng cho biết: “Huyện Tam Bình đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, chất lượng, hiệu quả, bằng cách gắn với mô hình cánh đồng mẫu lớn, lúa hữu cơ”.

Năm 2016, Hợp tác xã Tân Tiến xã Mỹ Lộc được thành lập thực hiện mô hình sản xuất lúa sạch, được bao tiêu với giá cao hơn so ngoài thị trường khoảng 40%. Từ 33 thành viên, đến nay Hợp tác xã Tân Tiến đã nâng lên 82 thành viên với tổng diện tích canh tác khoảng 45ha.

Bên cạnh đó, có 2 mô hình cấp huyện là chăn nuôi gia cầm bao tiêu sản phẩm được 4.000 con ở các xã Tân Lộc, Song Phú. Trong đó, ở Song Phú lợi nhuận từ 3- 3,5 triệu đồng/hộ, mô hình ở xã Tân Lộc có 6/9 hộ đạt lợi nhuận từ 5- 6 triệu đồng/ hộ và mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Ngãi Tứ, trồng khổ qua năng suất 1,3 tấn/công, lợi nhuận hơn 6 triệu đồng/công.

Nông sản an toàn, ổn định đầu ra

Thay đổi nhận thức của một bộ phận nông dân thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, Tam Bình muốn hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất sạch hơn. Đồng thời, huyện cũng đang đẩy mạnh việc tìm đầu ra giải bài toán bền vững cho nông sản.

Bên cạnh những phấn khởi từ vườn cây ăn trái, nông dân Tam Bình còn những băn khoăn chung về “được mùa, mất giá”. Anh Nguyễn Văn Đông (xã Mỹ Thạnh Trung) đang trồng 6 công sầu riêng, trong đó có 3 công đang cho trái.

Năm nay, gia đình anh đã thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng từ loại cây này. Anh Trần Hoàng Tuấn (ấp An Hòa, xã Bình Ninh) đang trồng 5 công cam sành. Nhờ được tập huấn kỹ thuật canh tác nên lượng phân thuốc giảm, giá thành cũng ít hơn.

Đặc sản cam sành Tam Bình cần được bao tiêu, hướng dân sản xuấ́t an toàn để nâng cao giá trị
Đặc sản cam sành Tam Bình cần được bao tiêu, hướng dân sản xuấ́t an toàn để nâng cao giá trị

Anh Tuấn nói: “Khó khăn của những người thuê đất trồng cam như tôi hiện nay là giá cam bấp bênh” nên anh Tuấn cho rằng việc trồng theo quy hoạch là quan trọng. Bên cạnh đó thì Nhà nước nên đầu tư vào công nghệ chế biến thực phẩm để nông sản có giá và ổn định hơn.

Cùng nỗi niềm với anh Tuấn, chú Nguyễn Tiến Hoan- Phó trưởng ấp An Hòa B (xã Bình Ninh)- cùng người em đang thuê 1,2ha đất trồng cam, thở dài: “Nhờ anh em làm cam ở Vĩnh Xuân (Trà Ôn) hỗ trợ kỹ thuật nên chúng tôi không tốn nhiều phân thuốc, đảm bảo cam không bị mã dại. Tuy nhiên, với giá 5.000 đ/kg như hôm tháng 10, 11 thì chắc cú lỗ vốn”.

Nông sản an toàn là hướng đi đúng đắn và bền vững nhất. Đã đến lúc làm một cuộc cách mạng xanh cho nông nghiệp, để cơ cấu lại nông nghiệp thực sự có hiệu quả. Qua đó, nông dân có thể làm giàu từ cây trái quê nhà, từ mảnh vườn thửa ruộng mình.

 

Ông Phan Thanh Sang- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Ninh- cho biết: Thực hiện chuyển đổi cây trồng- vật nuôi, xã Bình Ninh đã phát triển vườn cây ăn trái, cam sành, bưởi. Bên cạnh là hướng dẫn bà con cách sản xuất an toàn nhằm tăng uy tín, chất lượng, giá trị của nông sản trên thị trường. Trong đó, mô hình cam rẫy đã có những chuyển biến tích cực.

Các mô hình mới có bao tiêu sản phẩm đạt hiệu quả theo Nghị quyết năm 2018 của Huyện ủy Tam Bình. Trong đó, có 2 mô hình cấp huyện: liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau màu an toàn ở xã Ngãi Tứ và mô hình chăn nuôi gia cầm bao tiêu sản phẩm ở 2 xã Tân Lộc, Tân Phú. Bên cạnh, có 9 xã thực hiện bao tiêu lúa hàng hóa với 516ha; bao tiêu lúa giống ở 2 xã Hòa Hiệp, Hòa Thạnh; bao tiêu rau màu ở xã Ngãi Tứ, Long Phú, thị trấn Tam Bình; bao tiêu cây ăn trái ở xã Mỹ Lộc, Phú Thịnh và bao tiêu sản phẩm chăn nuôi ở xã Song Phú.

Bài, ảnh: Vĩnh Phúc

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh