Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.
Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
Hiệp định CPTPP đã được 11 nước thành viên sáng lập gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile.
Ngày 30/12/2018, Hiệp định CPTPP đã bắt đầu chính thức có hiệu lực với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore - 6 quốc gia đầu tiên thông qua CPTPP .
Đối với Việt Nam, ngày 12/11/2018, tại Kỳ họp thứ VI Quốc hội khoá XIV, với 100% các vị đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan.
Để thực thi Hiệp định CPTPP, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ: Công Thương, NN-PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư về hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: NN-PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp và các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng “Luật sửa một số Luật để thực thi Hiệp định CPTPP” để trình Quốc hội cho phép thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2019.
Thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện vào tháng 9/2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu (XK) của Việt Nam tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035.
Một số cam kết chính của Việt Nam trong CPTPP: · Lần đầu tiên cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế. · Lần đầu tiên cam kết đối với hoạt động mua sắm công. · Lần đầu tiên cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước. · Lần đầu tiên cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng LĐLĐ VN. · Lần đầu tiên cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử. · Đồng ý cam kết bảo vệ quyền SHTT ở tiêu chuẩn TRIPS+ · Cam kết chọn-bỏ, nguyên tắc chỉ điều chỉnh chính sách thuận lợi hơn (rachet) trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư.../. |
Theo VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin