Thực tế ĐBSCL, các tỉnh ĐBSCL đều rất nỗ lực và thực hiện đạt trên 50% các cam kết với Chính phủ về thực hiện phong trào khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Phương Lam- Phó Giám đốc VCCI
Thực tế ĐBSCL, các tỉnh ĐBSCL đều rất nỗ lực và thực hiện đạt trên 50% các cam kết với Chính phủ về thực hiện phong trào khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp.
Chúng tôi thấy, đặc điểm ở các bạn trẻ và trong nhóm doanh nghiệp đang hoạt động cũng vậy, máu kinh doanh rất lớn. Họ sẵn sàng “đạp đổ” để làm lại từ đầu, nông dân sẵn sàng san phẳng một cánh đồng mía để trồng cây khác.
Nếu xét về điều kiện để khởi nghiệp, có thể nói ĐBSCL đang hội đủ các yếu tố cho việc thúc đẩy quá trình khởi sự kinh doanh. Bởi, chủ trương chính sách từ Trung ương, đặc biệt từ địa phương và sự quan tâm của chính quyền cấp tỉnh là yếu tố then chốt, chúng ta đang có.
Bên cạnh, điều kiện hạ tầng cho khởi nghiệp thuận lợi, hệ thống trường ĐH, CĐ, các trung tâm nghiên cứu được hình thành.
Lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường của vùng là cơ hội lớn cho khởi nghiệp trong các ngành chế biến, chế tạo, công nghệ sinh học, giống, lương thực thực phẩm, nông nghiệp kỹ thuật cao, vật liệu kỹ thuật mới…
Nhưng điểm yếu nhất của ĐBSCL là sự thiếu gắn kết, thể hiện qua hoạt động của các hiệp hội, các tổ chức doanh nghiệp... rời rạc. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khởi nghiệp.
Chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tiễn, chúng ta đang cần thêm những yếu tố như: tư duy sáng tạo, tầm nhìn và tinh thần kinh doanh của những chuyên gia, những người đi trước.
Cụ thể, khởi nghiệp ĐBSCL cần có sự hỗ trợ thêm của cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp non trẻ cần có các doanh nghiệp đầu đàn dẫn dắt, dù vốn lớn đến đâu nhưng không có các doanh nghiệp đầu đàn dẫn dắt thì rất khó đi đến thành công.
THẢO LY (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin