Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Nghị quyết 120) ban hành ngày 17/11/2017 được xem là quyết sách cho vùng, khi mà hạn mặn lịch sử trong gần 100 năm qua đang đặt ra nhiều giải pháp thích ứng, nhất là sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Nghị quyết 120) ban hành ngày 17/11/2017 được xem là quyết sách cho vùng, khi mà hạn mặn lịch sử trong gần 100 năm qua đang đặt ra nhiều giải pháp thích ứng, nhất là sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Nghị quyết mang tính đột phá về tư duy chiến lược cho ĐBSCL và thể hiện rõ tính liên kết giữa các địa phương, các bộ, ngành trong ứng phó.
Và điểm nổi bật là chọn giải pháp không hối tiếc, nghĩa là không làm những công trình quá lớn, để trường hợp không phát huy được hiệu quả thì mình khắc phục, sửa chữa được, đặc biệt là những công trình này thuận thiên, nương theo nó để phát triển.
Tuy vậy, tại hội thảo “Sau một năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” tại TP Cần Thơ mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, việc triển khai rất chậm. Và nếu không có một ban điều hành hoặc ban điều phối cho cả vùng ĐBSCL thì “đừng nói đến thực hiện Nghị quyết 120”.
Đồng thời, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, vì vậy, cần chuyển đổi tư duy phát triển nguồn lực từ chỗ “than trời than đất” sang “sống với trời, với đất thế nào”.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, các địa phương ở ĐBSCL phải xây dựng một bản đồ dự báo chung cho toàn vùng, đánh dấu các điểm đen sạt lở lên bản đồ đó giống như điểm đen giao thông đường bộ. Về lâu dài, cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, các ngành lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, cơ cấu phát triển ngành gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Trong sản xuất, cần phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Một trong những thành phần vô cùng quan trọng để hiện thực hóa quan điểm đó chính là đội ngũ các chuyên gia và các nhà khoa học từ các viện, trường cùng nối kết với cộng đồng doanh nghiệp để dẫn dắt người nông dân thay đổi.
HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin