Đây là lần thứ 2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra câu hỏi này trước 2 hội nghị quan trọng bàn về nông nghiệp. Lần thứ nhất là tại Hội nghị toàn quốc về "thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp" tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Thủ tướng đã đặt câu hỏi này cho hơn 800 doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, nhà khoa học.
Đây là lần thứ 2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra câu hỏi này trước 2 hội nghị quan trọng bàn về nông nghiệp. Lần thứ nhất là tại Hội nghị toàn quốc về “thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp” tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Thủ tướng đã đặt câu hỏi này cho hơn 800 doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, nhà khoa học.
Và gần đây nhất là tại hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng đã hỏi lại- cho thấy tầm quan trọng việc đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nước ta hiện nay.
Từ nước nhập nông sản đến nay nông sản Việt Nam có mặt trên 180 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 15 trên thế giới.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đầu tư cho nông nghiệp còn khá thấp, số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Việc ứng dụng khoa học trong nông nghiệp còn yếu, giá thành sản phẩm cao, tỷ lệ chế biến nông sản còn khiêm tốn nên nông sản nước ta chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, dẫn tới giá trị gia tăng thấp, chưa hiệu quả.
Trong khi đó, cơ cấu sản xuất còn manh mún, quy mô chưa lớn, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều.
Câu hỏi là trong thập kỷ tới, nông nghiệp Việt Nam đứng ở đâu? Thủ tướng cho rằng, phải chuyển từ tư duy nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp và hội nhập sâu rộng.
Đồng thời, việc nhận diện thật rõ cơ hội và thách thức trong bối cảnh và tình hình mới để đề xuất định hướng chiến lược rất quan trọng.
Cần khắc phục cho được sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; phải đặt vấn đề thị trường trước khi sản xuất để hạn chế tối đa tình trạng được mùa mất giá.
Thay đổi tư duy, cách làm, sản xuất nông nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất, gắn chặt với yêu cầu thị trường, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.
HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin