Ở cái trình độ "tiểu học trường làng" như Hai Lúa tui, thì không thể lý giải được rằng, tại sao hạt gạo Việt của mình còn mãi lận đận, long đong trên thị trường ở trong cũng như ngoài nước.
Ở cái trình độ “tiểu học trường làng” như Hai Lúa tui, thì không thể lý giải được rằng, tại sao hạt gạo Việt của mình còn mãi lận đận, long đong trên thị trường ở trong cũng như ngoài nước.
Nhưng Hai Lúa tui có thể kể ra đây vô số cái lợi thế trời cho của nền nông nghiệp nước mình, mà rất nhiều nước trên thế giới không thể nào bì kịp.
Ngay như xứ đồng bằng mình đây, đất đai mênh mông, địa hình bằng phẳng mà thời tiết khí hậu thì phải nói là dù cho có thất thường “trở mình, trở mẩy” mấy đi nữa vẫn được xem là quá thuận lợi quanh năm.
Thời gian canh tác quanh năm được xem như lợi thế nhân đôi diện tích sản xuất so với những nước, khu vực có những mùa đông khắc nghiệt.
Mới đây, một đứa cháu kỹ sư nông nghiệp khoe đang làm một công trình nghiên cứu về các giống cây bản địa và có nhận định rằng xứ mình có nhiều giống cây quý, trong đó có một số giống lúa thuộc hàng quý hiếm.
Tuy nhiên, do mình chưa có sự quan tâm bảo vệ nguồn giống, nguồn gien một cách khoa học nên cũng mất đi nhiều giống đáng tiếc.
Nói chung là việc bảo vệ, gây dựng nguồn giống của mình làm chưa bằng người ta, nên việc xây dựng thương hiệu hạt gạo của mình cũng chưa bằng người ta.
Mới đây, hạt gạo Việt được bầu chọn là 1 trong 3 loại gạo ngon nhất thế giới đã chứng tỏ gạo xứ mình cũng có khả năng sánh vai với những loại gạo nổi tiếng thế giới.
Vấn đề là mình chưa có sự đầu tư nghiên cứu sâu cho chuyện nguồn giống cùng một số vấn đề liên quan.
Dù đây là câu chuyện hiếm hoi, lần đầu tiên chúng ta đạt được danh hiệu này, nhưng cũng tạo cho chúng ta niềm tin nếu làm ăn bài bản, có quyết tâm thì tương lai hạt gạo Việt sẽ dần có chỗ đứng, có tiếng nói mạnh trên thị trường thế giới.
Đó cũng niềm vui và mong mỏi của những người trồng lúa như Hai Lúa tui đây.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin