Chưa bao giờ người trồng thanh long lại điêu đứng như vài tuần qua, thanh long giảm giá thấp nhưng thương lái còn chưa muốn mua.
Chưa bao giờ người trồng thanh long lại điêu đứng như vài tuần qua, thanh long giảm giá thấp nhưng thương lái còn chưa muốn mua.
Ở Tiền Giang, nông dân huyện Chợ Gạo khóc ròng vì thương lái không đến mua thanh long. Thanh long ruột đỏ từ 20.000 đ/kg giảm xuống còn 3.000- 4.000 đ/kg. Riêng thanh long ruột trắng, thương lái không mua.
Cũng vậy, tại Bình Thuận, loại hàng đẹp cũng chỉ được mua với giá cao nhất là 3.000-5.000 đ/kg. Theo thống kê, hiện tỉnh Bình Thuận là địa phương cung cấp thanh long cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu lớn nhất cả nước, cho sản lượng hơn 600.000 tấn/năm.
Không riêng Bình Thuận hay Tiền Giang, nông dân một số khu vực khác như Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An,… cũng cùng cảnh ngộ vì thanh long rớt giá và không tìm được đầu ra.
Theo các thương lái, giá thanh long giảm mạnh thời gian qua là do bên cửa khẩu Trung Quốc giảm tiêu thụ hàng thanh long từ Việt Nam. Lãnh đạo huyện Chợ Gạo cho biết, năm nay, thanh long chính vụ gặp thời tiết thuận lợi, nhà vườn trúng mùa nhưng thu hoạch cùng thời điểm dẫn đến dội hàng.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thanh long rớt giá thê thảm là do thị trường Trung Quốc không “ăn hàng”.
Trong một hội thảo gần đây về nông sản Việt Nam, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam. Nhưng hiện các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong nước chủ yếu dùng con đường tiểu ngạch (biên mậu) thông qua biên giới.
Theo các chuyên gia, hình thức xuất khẩu này không bền vững và luôn rình rập nhiều rủi ro. Để không vướng phải tình cảnh “được mùa, mất giá”, nông dân cần tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường, ngày càng chú trọng chất lượng hơn là làm ra sản lượng lớn.
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin