Tháng 1/2019, EU mới xem xét rút "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam

09:08, 04/08/2018

Sau hơn 8 tháng, EC vẫn chưa rút "thẻ vàng" thủy sản Việt Nam. Tại hội nghị sáng 3/8, Bộ NN-PTNT báo cáo với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới tháng 1/2019, EC sẽ quay lại một lần nữa để xem xét các điều kiện tuân thủ về nguồn gốc hải sản khai thác ở nước ta có đảm bảo các yêu cầu mà EC đưa ra hay không.

Sau hơn 8 tháng, EC vẫn chưa rút "thẻ vàng" thủy sản Việt Nam. Tại hội nghị sáng 3/8, Bộ NN-PTNT báo cáo với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới tháng 1/2019, EC sẽ quay lại một lần nữa để xem xét các điều kiện tuân thủ về nguồn gốc hải sản khai thác ở nước ta có đảm bảo các yêu cầu mà EC đưa ra hay không.

Hội nghị tìm giải pháp kiểm soát khai thác cá hợp pháp trên biển
Hội nghị tìm giải pháp kiểm soát khai thác cá hợp pháp trên biển

Sáng 3-8, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành ven biển để chỉ đạo các giải pháp quản lý tàu cá khai thác hải sản trên biển và lộ trình tháo gỡ “thẻ vàng” mà hiện nay Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) vẫn chưa gỡ bỏ. 

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, việc EC cảnh báo và công tác khắc phục "thẻ vàng" đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam, trong thời gian qua, đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, các cấp lãnh đạo, bộ ngành Trung ương và địa phương cũng như của toàn xã hội, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp thủy sản.

Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao nhận thức, huy động nguồn lực để xây dựng nghề cá có trách nhiệm, hiện đại, hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Sau hơn 8 tháng (kể từ khi EC cảnh báo vào ngày 23/10/2017), với sự nỗ lực, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng trong việc chống khai thác IUU.

Cơ bản đã nội luật hóa các quy định của quốc tế, khu vực về chống khai thác IUU trong Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn.

Công tác tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác IUU đã được quan tâm thực hiện; nhận thức của các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp đã được nâng cao.

Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương hầu như chấm dứt. Công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển có tiến bộ.

Công tác hợp tác quốc tế, tham gia các hiệp định, công ước quốc tế về thủy sản có nhiều nỗ lực tích cực.

Trong đợt kiểm tra từ ngày 16 đến 24/5 vừa qua, Đoàn Thanh tra EC đã ghi nhận, đánh giá cao quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ NN-PTNT trong triển khai các hành động chống khai thác IUU.

Theo kế hoạch vào tháng 10 tới, Đoàn Nghị viện Châu Âu gồm 30 thành viên, trong đó có 8 nghị sĩ sẽ sang làm việc và kiểm tra tình hình thực hiện chống khai thác IUU tại Việt Nam và đến tháng 1/2019, Đoàn Thanh tra EC sẽ quay lại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.

Trên cơ sở kiểm tra đánh giá của này, Ủy ban Châu Âu sẽ xem xét vấn đề khắc phục “thẻ vàng” đối với Việt Nam. 

Vì vậy, từ nay đến 31/12/2018, cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và 9 thông tư để bảo đảm có hiệu lực đồng bộ với Luật Thủy sản từ 1/1/2019. 

Triển khai thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ nhằm đảm bảo ngăn chặn tàu vi phạm bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.

Thực hiện tốt cơ chế phối hợp và xử lý ngay giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biển khi phát hiện tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Có biện pháp xử lý quyết liệt như: Rút giấy phép khai thác, không cấp giấy phép mới đối với các chủ tàu có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ hoặc bị phát hiện trên hệ thống giám sát hành trình.

Xác định, cập nhật thường xuyên danh sách tàu cá được xác định là có khả năng tham gia vào hoạt động khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài để áp dụng các biện pháp bổ sung nhằm kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu này (như yêu cầu bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tăng cường tần suất kiểm tra, thanh tra đối với các tàu này khi cập cảng…).

Tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng và trên biển để xử lý nghiêm các tàu cá có hành vi khai thác IUU.

Đối với việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá: Thu hồi tất cả các thiết bị MOVIMAR đã được lắp đặt trên các tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 24m; lắp đặt các thiết bị đã được thu hồi đó cho các tàu cá có chiều dài 24m trở lên trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo, hướng dẫn.

 Yêu cầu các chủ tàu hoặc thuyền trưởng của tàu cá đã được lắp đặt thiết bị MOVIMAR mở máy 24/24 giờ khi đi khai thác hải sản trên các vùng biển.

Xử lý nghiêm đối với các tàu cá không mở máy theo quy định của pháp luật. Tổ chức nâng cấp thiết bị VX-1700 lắp đặt trên tàu và trạm bờ nhằm đảm bảo báo cáo tự động từ tàu về bờ.

Tăng cường công tác kiểm soát tàu cá xuất bến và kiểm soát tàu cá tại cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản cập bến theo quy định. Thực hiện nghiêm công tác ghi nhật ký khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.

Chấn chỉnh công tác xác nhận chứng nhận sản phẩm thuỷ sản từ khai thác, đảm bảo: Việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản phải truy xuất được hồ sơ đã lưu;

 hành trình khai báo trong sổ nhật ký khai thác phải khớp với dữ liệu hành trình của hệ thống giám sát tàu cá; tàu cá được xác nhận phải khớp với danh sách tàu ra vào cảng và được kiểm tra đối chiếu với danh sách tàu cá khai thác IUU.

Theo SGGPO

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh