10 năm thực hiện Chương trình hành động số 23 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, huyện Vũng Liêm đã tập trung chỉ đạo, sắp xếp bố trí lại sản xuất như xây dựng cánh đồng lớn, mô hình liên kết sản xuất lúa, bước đầu hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái (tập trung ở các xã Thanh Bình, Quới Thiện, Quới An, Trung Chánh, Tân Quới Trung, Hiếu Nghĩa, Hiếu Thành).
10 năm thực hiện Chương trình hành động số 23 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, huyện Vũng Liêm đã tập trung chỉ đạo, sắp xếp bố trí lại sản xuất như xây dựng cánh đồng lớn, mô hình liên kết sản xuất lúa, bước đầu hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái (tập trung ở các xã Thanh Bình, Quới Thiện, Quới An, Trung Chánh, Tân Quới Trung, Hiếu Nghĩa, Hiếu Thành).
Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nhất là khâu thu hoạch và sau thu hoạch nhằm tăng phẩm chất hàng hóa nông sản. Qua đó, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,72%, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 148 triệu đồng/ha/năm (tăng bình quân 7,85 triệu đồng/ha/năm).
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung: thành lập mới 9 HTX nông nghiệp.
Bên cạnh, thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cho nông thôn như đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân,… đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất của người dân, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, nâng cao khả năng cạnh tranh, cơ giới hóa trong sản xuất.
Đến nay, tỷ lệ lao động nông thôn có tay nghề đạt 45,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/năm (so với năm 2008 tăng 3 lần), tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm còn 4,3%, hộ cận nghèo còn 4,71%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 76%, 99,76% hộ dân có điện sử dụng và BHYT toàn dân chiếm 77%.
YẾN- NGA
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin