Sáng 29/6, theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở lại đây.
Giá thịt lợn tăng mạnh do người chăn nuôi nhỏ bỏ chuồng. Ảnh: ĐT |
Sáng 29/6, theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở lại đây.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, kết quả này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong việc chỉ đạo và điều hành của chính phủ trong nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018.
Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%; khu vực dịch vụ tăng 6,90%, đóng góp 41,4%; Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 6,90%, là mức tăng trưởng cao nhất 7 năm gần đây.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2018 cũng tăng 0,61% so với tháng 5 (tăng cao nhất trong 7 năm qua), tăng 4,67% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân tăng CPI của tháng 6 do giá thịt lợn tăng cao sau một thời gian dài thua lỗ, người chăn nuôi nhỏ lẻ bỏ chuồng nên sản phẩm thịt lợn cung ứng ra thị trường giảm khiến giá thịt lợn tăng 8,12% so với tháng trước. Cùng đó, mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 22.6, nhưng do ảnh hưởng của đợt tăng giá trước nên bình quân vẫn tăng 2,38%.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, kinh tế 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng quý sau thấp hơn quý trước.
Trong đó, công nghiệp tăng chậm lại do khai khoáng 6 tháng cuối năm rơi vào mùa mưa, nông nghiệp cũng giảm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng cuối năm nay có điểm đáng chú ý là Samsung có sản phẩm mới nhưng đóng góp cũng không làm GDP tăng cao như 6 tháng năm trước.
Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Lạm phát dù trong tầm kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, bởi CPI tháng 6 cao nhất trong 7 năm qua. Ngoài ra, vấn đề tín dụng và giải ngân vốn đầu tư chậm so với kế hoạch, tuy tăng 9,4% cùng kỳ nhưng mới đạt 36% kế hoạch năm, thấp hơn cùng kỳ một số năm.
Theo ĐẶNG TIẾN (LĐO)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin