Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại buổi họp báo công bố báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam- ấn phẩm bán thường niên tập trung vào tình hình kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức mới đây.
Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại buổi họp báo công bố báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam- ấn phẩm bán thường niên tập trung vào tình hình kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức mới đây.
Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam Ousmane Dione đánh giá, tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2017 và quý I/2018 đang tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tiến lên. Đây là cơ hội lớn để đầu tư cho nguồn nhân lực, nhờ đó giải quyết những thách thức nhằm duy trì đà tăng trưởng.
Theo báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam, cán cân thương mại tiếp tục được cải thiện do kết quả vững vàng về thương mại và thu hút vốn FDI, đóng góp vào tổng thặng dư tài khoản vãng lai ước đạt 6,8% GDP quý I/2018.
Tỷ giá duy trì ổn định trong khi dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, ước đạt khoảng 63 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay, tương đương 3,6 tháng nhập khẩu. Nhìn về trung hạn, tăng trưởng được dự báo sẽ ổn định ở mức khoảng 6,8%, lạm phát dự kiến ở mức xung quanh mục tiêu 4% của Chính phủ.
Cân đối tài khoản vãng lai dự kiến vẫn đạt thặng dư, nhưng có thể ở mức thấp hơn trong năm tới do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Bội chi ngân sách và nợ công dự kiến vẫn trong vòng kiểm soát.
Mặc dù triển vọng trước mắt được cải thiện nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro. Nhìn từ trong nước, tiến độ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng còn chậm có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính vĩ mô, giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ nợ lớn cho khu vực Nhà nước.
Rủi ro bên ngoài bao gồm chủ nghĩa bảo hộ thương mại, bất định căng thẳng địa chính trị và quá trình thắt chặt tiền tệ diễn ra sớm hơn dự kiến có thể dẫn đến những biến động gây xáo trộn thị trường tài chính.
Ngoài ra, báo cáo cũng giới thiệu chuyên đề đặc biệt tập trung vào những ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin