Ông Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã nói như vậy khi trao đổi với phóng viên về Đề án "Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp", đang được thảo luận và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Ông Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ . |
Ông Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã nói như vậy khi trao đổi với phóng viên về Đề án “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp”, đang được thảo luận và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đánh giá về đề án cải cách chính sách tiền lương lần này, ông Trần Du Lịch cho rằng: “Những vấn đề đặt ra trong Hội nghị Trung ương 7 về vấn đề cải cách tiền lương là những vấn đề căn cơ so với trước đây”.
Theo ông Trần Du Lịch, có 3 điểm gắn với cải cách chính sách tiền lương phải thực hiện. Thứ nhất, là vấn đề cải cách bộ máy, chế độ công vụ của Đảng và Nhà nước.
“Nếu như chế độ công vụ kiểu lồng ghép, chồng lấn như hiện nay thì không có quỹ tiền lương nào chịu được. Có thể nói cải cách, sắp xếp lại bộ máy là tiền đề quan trọng để tiến tới cải cách tiền lương”, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Tiếp nữa, điểm phải thực hiện trong cải cách chính sách tiền lương là cán bộ, công chức phải sống được bằng tiền lương. Ông Trần Du Lịch cho rằng: “Đưa vấn đề phụ cấp nọ, phụ cấp kia còn lớn hơn tiền lương là vô lý. Chúng ta cần phải hiểu đằng sau tiền lương là quan hệ xã hội, có nghĩa là phải đặt giá trị lao động trên thang giá trị xã hội”.
Theo ông Lịch, yếu tố thứ 3 cần bàn tới về chính sách cải cách tiền lương phải kể tới tiền lương phải là thu nhập chính, có thể sống được theo mức trung bình xã hội.
Cải cách cơ bản về tiền lương, coi tiền lương đầu tư phát triển, người công chức sống bằng tiền lương, coi tiền lương là động lực người cán bộ công chức tận tâm tận tụy và trung thành với nhau.
“Tôi cho rằng ba nguyên tắc trên là cần thiết để đảm bảo thành công khi cải cách tiền lương, nếu không làm đồng bộ sẽ không thành công. Còn thời điểm nào tiến hành cải cách tiền lương cần sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết.”, ông Trần Du Lịch khẳng định.
Đồng quan điểm về nhận định này, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: “Luật cán bộ công chức khi xác định thể chế công vụ từ chức nghiệp sang vị trí việc làm xác định đúng vị trí việc làm. Người thực thi công vụ ở vị trí của họ đảm đương thì phải đánh giá, trả lương cho họ trên gốc của vấn đề thay vì cào bằng”.
“Tôi cho rằng cần thiết kế và xác định lại phụ cấp cho hợp lý. Phải tạo được sự tương quan, lương công chức phải ở mức trung bình khá với tiền lương chung của xã hội. Lương công chức phấn đấu phải bằng lương doanh nghiệp tiên tiến, doanh nghiệp khá để đáp ứng được yêu cầu cải cách lần này”, ông Thang Văn Phúc nhấn mạnh.
Theo HOA LÊ (LĐO)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin