Vĩnh Long sẽ là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ

01:04, 12/04/2018

Theo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ĐBSCL sẽ tập trung phát triển công nghiệp (CN) chế biến nông- lâm- thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Theo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ĐBSCL sẽ tập trung phát triển công nghiệp (CN) chế biến nông- lâm- thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phát triển các ngành CN phụ trợ nông nghiệp như: sản phẩm hóa chất, cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản. Bên cạnh, khuyến khích, thúc đẩy phát triển CN năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời và sinh khối).

Đồng thời, ưu tiên đầu tư phát triển, khai thác tối đa các khu CN đã thành lập đến năm 2030, trong đó tăng cường các ngành CN chế biến và CN phụ trợ nông nghiệp, với tổng diện tích các khu CN tập trung là 15.000- 17.000ha, có thể đạt 20.000- 24.000ha sau năm 2030.

Hạn chế mở rộng phát triển thêm khu CN khi tỷ lệ lấp đầy các khu hiện hữu chưa cao. Rà soát, đánh giá lại các khu CN đã thành lập nhưng chưa được đầu tư xây dựng để có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả. Hạn chế các ngành CN gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, phân bố khu CN theo các khu vực trọng điểm: các khu CN đa ngành (chủ yếu tại Long An và Tiền Giang, khoảng 10.000ha); trung tâm CN chế biến nông- thủy sản và năng lượng (tại TP Cần Thơ, khoảng 1.500- 1.800ha); các trung tâm năng lượng, CN chế biến thủy hải sản (khoảng 2.000- 2.400ha, phân bố chủ yếu tại Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu).

Vĩnh Long nằm trong số các tỉnh còn lại chủ yếu phát triển CN chế biến các sản phẩm nông- ngư nghiệp, CN phụ trợ nông nghiệp phục vụ địa phương.

NAM ANH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh