Những ngày qua, câu chuyện "cà phê trộn pin" đi đâu cũng nghe râm ran, lan truyền trên báo chí rồi tới mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng khiến những người "sáng sáng uống cà phê, tối tối uống cà phê" lại càng lo.
Những ngày qua, câu chuyện “cà phê trộn pin” đi đâu cũng nghe râm ran, lan truyền trên báo chí rồi tới mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng khiến những người “sáng sáng uống cà phê, tối tối uống cà phê” lại càng lo.
Một facebooker viết: “Tóm tắt câu chuyện thế này, bà Nguyễn Thị Thanh L, nhà ở huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông làm nghề thu mua nông sản bị cơ quan chức năng kiểm tra. Việc kiểm tra các cơ sở này là bình thường và định kỳ chính quyền vẫn làm.
Trong quá trình kiểm tra thì phát hiện ra nhiều lõi pin và vỏ pin bị đập giập nát, thế là câu chuyện cà phê trộn lõi pin ra đời”. Vậy là tin bài thi nhau phân tích độ độc hại của lõi pin với sức khỏe được chia sẻ (share) chóng mặt trên Facebook.
“Pin mà trộn vào cà phê, tôi đố các anh chị uống được 1 ly mà không gục xuống, đi cấp cứu ngay trong ngày, và hỡi ôi chỉ cần có chút kiến thức hóa học, các anh chị sẽ biết cái vị nước pha trộn các loại ấy là không thể nuốt nổi”- facebooker này phân tích.
Sở dĩ thông tin cà phê pin lan truyền nhanh, theo một facebooker, người tiêu dùng than phiền rất nhiều chuyện “khỏi nói chi pin, bấy lâu nay các cơ sở rang xay cà phê pha đủ loại tạp chất, hương liệu mà người tiêu dùng không biết nó có hại hay không. Nay đồn thêm pin, càng có cơ sở để người tiêu dùng chia sẻ, truyền miệng cái lo lắng của mình”.
Sự phản biện của người dùng trên Facebook cũng cho thấy người tiếp nhận, chia sẻ (share) thông tin cần phải hiểu biết, chọn nguồn tin đáng tin cậy.
Chứ đừng “nghe nói, nghe đồn, nghe…” một cách mơ hồ làm ảnh hưởng đến những người trồng, sản xuất, bán cà phê chân chính. Bởi câu chuyện cà phê pin hiện nay đa số cư dân mạng công nhận, nó sẽ ảnh hưởng xấu rất nhiều đến các cơ sở rang xay nhỏ.
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin