Vĩnh Long là tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp (CN) với nguồn khoáng sản tương đối phong phú, những sản phẩm từ nông nghiệp rất đa dạng, cùng với đó là một lực lượng lao động trẻ, đã được đào tạo.
Vĩnh Long là tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp (CN) với nguồn khoáng sản tương đối phong phú, những sản phẩm từ nông nghiệp rất đa dạng, cùng với đó là một lực lượng lao động trẻ, đã được đào tạo.
Trong quy hoạch phát triển CN- tiểu thủ CN đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, sẽ giảm dần và phát triển hợp lý ngành CN khai thác và chế biến khoáng sản và tăng tỷ trọng các ngành CN chế biến, chế tạo, với quyết tâm phát triển ngành CN đa dạng, thân thiện môi trường.
Quy hoạch dựa vào thế mạnh từng vùng, nhất là phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản. |
Quy hoạch dựa vào thế mạnh từng vùng
Toàn tỉnh hiện có 2 khu CN là Bình Minh và Hòa Phú và tuyến CN Cổ Chiên nằm dọc theo Đường tỉnh 902. Năm 2017, đất CN đã cho thuê tăng thêm 22,9ha. Lũy kế đến nay, đất CN đã cho thuê là 219,66/306,9 ha, đạt 71,57%, tổng vốn đầu thực hiện 981,65 tỷ đồng, đạt 66,52%).
Các khu- tuyến CN đã tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động, trong đó lao động trong tỉnh chiếm hơn 80%.
Theo UBND tỉnh, trước yêu cầu CN hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế thế giới, Vĩnh Long đã và đang tập trung mọi nguồn lực phấn đấu trở thành tỉnh CN theo hướng hiện đại ở ĐBSCL; mục tiêu đến năm 2030, phát triển thêm 14 cụm CN, quy mô mỗi cụm tối đa 75ha.
Bên cạnh một số ngành CN chế biến từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu các ngành nông nghiệp và thủy sản, sản phẩm nông nghiệp phục vụ nông thôn, dựa vào điều kiện, lợi thế của tỉnh, tỉnh sẽ ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, công nghệ tiên tiến.
Trong quy hoạch phát triển CN và tiểu thủ CN đến năm 2020, CN sẽ phát triển theo vùng, lãnh thổ. Khu vực 1 dọc sông Tiền và khu vực 2 dọc sông Hậu, tập trung với một số ngành chủ yếu như: khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, giày.
Đặc biệt, thu hút đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm CN hỗ trợ để tạo nền tảng và gia tăng chuỗi giá trị, nâng cao lợi thế cạnh tranh, từng bước đưa CN phát triển theo hướng hiện đại.
Sở Công thương sẽ làm đầu mối phối hợp Sở Giao thông Vận tải huy động các nguồn vốn đầu tư để nâng cấp các tuyến đường đến khu- cụm CN; xây dựng các đầu mối giao thông trong hàng rào khu- cụm CN phù hợp quy hoạch phát triển từng thời kỳ.
Mục tiêu từ nay đến năm 2020 phấn đấu giá trị sản xuất CN đạt tăng trưởng khoảng 13,75%/năm, tỷ trọng CN trong cơ cấu kinh tế sẽ chiếm khoảng 22,7%; giai đoạn 2021- 2025, phấn đấu tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp từ 10,8- 11,6%/năm, tập trung hoàn thiện hạ tầng khu- cụm CN; đến năm 2030, tỉnh sẽ có các ngành CN với quy mô, cơ cấu hợp lý, phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, tiềm năng lợi thế của tỉnh.
Thu hút CN công nghệ cao, doanh nghiệp tiềm lực
Phát triển công nghiệp thân thiện môi trường trở thành động lực tăng trưởng của tỉnh Vĩnh Long. Trong ảnh: Khu công nghiệp Bình Minh sẵn sàng đón nhà đầu tư. |
Tại “Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long” vào cuối tháng 3 này, ngoài việc kêu gọi đầu tư lấp đầy diện tích đất CN tại 2 khu CN là Hòa Phú (giai đoạn 2) và khu CN Bình Minh; tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng khu CN Đông Bình (350ha), An Định (200ha) và Bình Tân (400ha), từ đó phấn đấu giá sản xuất CN ở khu vực này chiếm trên 50% giá trị sản xuất CN toàn tỉnh.
Theo đánh giá, hạn chế nhiều nhất vẫn là cơ chế, chính sách chung về đầu tư, đất đai, xây dựng còn bất cập và thiếu đồng bộ; ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được kinh phí đầu tư hạ tầng cho phát triển các quy hoạch chất lượng chưa cao. Trong đó, khó khăn nhất hiện vẫn là hệ thống giao thông, đường sá không đáp ứng tải trọng nên khó thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư. |
Theo ông Lâm Thanh Vũ- Trưởng Phòng Quản lý CN (Sở Công thương), bên cạnh một số ngành CN chế biến từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu các ngành nông nghiệp và thủy sản, sản phẩm nông nghiệp phục vụ nông thôn, dựa vào điều kiện, lợi thế của tỉnh, Vĩnh Long sẽ ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, công nghệ tiên tiến.
Đặc biệt, thu hút đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm CN hỗ trợ có cơ hội và điều kiện phát triển để tạo nền tảng và gia tăng chuỗi giá trị, nâng cao lợi thế cạnh tranh, từng bước đưa CN phát triển hướng hiện đại. Ngoài ra sẽ thu hút CN công nghệ cao, đặc biệt chú trọng CN hỗ trợ.
Đây là lĩnh vực rất cần thiết nhưng hiện không riêng Vĩnh Long mà rất nhiều tỉnh khác cũng còn yếu. Để làm được việc này, tỉnh sẽ quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch đúng quy trình, thủ tục; đồng thời công bố kịp thời quy hoạch để chính quyền địa phương và nhân dân nắm rõ thực hiện, làm căn cứ để kêu gọi vốn đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.
Xác định quy hoạch phải đi trước một bước để thu hút đầu tư, đến nay đã hoàn thiện quy hoạch thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội 10 năm tới, trong đó tập trung nguồn lực đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật.
Trong định hướng phát triển các khu- tuyến CN bền vững, theo Ban Quản lý Các khu CN, tỉnh đã chú trọng định hướng cho quy hoạch khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành CN phụ trợ, dịch vụ, các công trình xã hội như: trường học, bệnh viện cùng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống người lao động và dân cư trong khu vực.
Nguồn vốn đầu tư phát triển các cụm CN giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 7.938,5 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020 là 3.730 tỷ đồng; vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2021- 2025 là 3.131 tỷ đồng; vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2026- 2030 là 1.078,5 tỷ đồng. |
Bài, ảnh: HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin