Trên nhiều bảng quảng cáo hay thực đơn của các quán ăn, thường thấy ghi giá của món ăn 100k, 60k… Dù không hiểu lắm, nhưng khách hàng cũng ngầm hiểu "k" có nghĩa là "ngàn đồng", 100k= 100.000đ, 60k= 60.000đ.
Trên nhiều bảng quảng cáo hay thực đơn của các quán ăn, thường thấy ghi giá của món ăn 100k, 60k… Dù không hiểu lắm, nhưng khách hàng cũng ngầm hiểu “k” có nghĩa là “ngàn đồng”, 100k= 100.000đ, 60k= 60.000đ.
Riêng chủ quán thì giải thích viết vậy cho giản tiện, hơn nữa đó còn là ngôn ngữ khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Không ít chủ quán còn phàn nàn: “Khi ngành chức năng kiểm tra việc niêm yết giá biểu phải ghi đúng 100.000đ, chứ không ghi 100k được.
Mà quan trọng là tui bán đúng giá, khách hàng tin tưởng, còn viết thế nào cho đơn giản, dễ hiểu, theo thị hiếu khách hàng là… chuyện của tui”. Với lý lẽ như vậy nên người bán cho rằng đó là cách viết dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người mua cũng không ai thắc mắc “sao ghi 100k mà bán 100.000đ”.
Vậy “k” có nghĩa là gì?
Tiếng Việt nói riêng và chữ Latinh nói chung thì chữ k nằm trong bảng chữ cái. Trong các ngành khoa học xã hội và tự nhiên, nó được dùng làm ký hiệu viết tắt của một số tên gọi. Ví như là ký hiệu của bảng nhiệt độ Kelvin, là tiền tố của Kilo hay 1.000, ký hiệu nguyên tố hóa học của kali…
Có thể hiểu “k” là ký hiệu của Kilo nên xuất hiện một khái niệm mới của giới trẻ là 1.000= 1k. Có thể nói đây là ngôn ngữ quảng cáo, là dạng chữ không chính thức. Đồng tiền của Việt Nam được viết tắt là Đ hay VNĐ cũng tương tự đồng tiền các nước khác như USD hay EURO.
Chính vì vậy, nhiều người khẳng khái cho rằng, không nên sáng tạo tiếng Việt kiểu “giản tiện” như vậy được. Trong khi khách hàng khó tính cũng bảo không quen mắt với chữ k đứng sau những con số trên thực đơn tính giá các món ăn.
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin