Hiện có hơn 2.500 quy hoạch (QH) được lập cho vùng ĐBSCL. Riêng QH cấp vùng hiện có tới 22 bản QH, bao gồm: 3 QH về phát triển kinh tế - xã hội; 5 QH về xây dựng; 7 QH về phát triển nông nghiệp, nông thôn; 7 QH phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu (giao thông, điện lực, thương mại, du lịch, thông tin và truyền thông).
Hiện có hơn 2.500 quy hoạch (QH) được lập cho vùng ĐBSCL. Riêng QH cấp vùng hiện có tới 22 bản QH, bao gồm: 3 QH về phát triển kinh tế - xã hội; 5 QH về xây dựng; 7 QH về phát triển nông nghiệp, nông thôn; 7 QH phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu (giao thông, điện lực, thương mại, du lịch, thông tin và truyền thông).
Các QH cấp vùng được lập theo các phạm vi không gian khác nhau, gồm: phạm vi toàn vùng ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm và vùng biển, ven biển Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan.
Theo Bộ Kế hoạch- Đầu tư, việc lập nhiều QH riêng lẻ, thiếu liên kết, thiếu tầm nhìn; không gắn với khả năng cân đối nguồn lực, thiếu tính khả thi; chất lượng QH kém gây khó khăn trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế- xã hội, cản trở việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân, gây lãng phí cơ hội, lãng phí nguồn lực.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL, đòi hỏi phải xử lý các vấn đề một cách tổng thể dựa trên bản QH vùng theo hướng tích hợp, đa ngành, liên vùng.
TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin