Hầu hết các đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế mà Bộ Tài chính đưa ra đều được lãnh đạo Chính phủ đồng ý nhưng lưu ý thêm việc đảm bảo nguyên tắc đúng bản chất của sắc thuế, rõ ràng, công khai, minh bạch và dễ thực hiện.
Hầu hết các đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế mà Bộ Tài chính đưa ra đều được lãnh đạo Chính phủ đồng ý nhưng lưu ý thêm việc đảm bảo nguyên tắc đúng bản chất của sắc thuế, rõ ràng, công khai, minh bạch và dễ thực hiện.
Cần tạo thuận lợi cho người nộp thuế và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; phù hợp với mục tiêu hội nhập quốc tế, xu hướng phát triển. Đồng thời, phải đảm bảo nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu trong bối cảnh các khoản thu giảm do thực hiện các hiệp định thương mại; chống xói mòn cơ sở thuế…
VAT được áp dụng lên rất nhiều hàng hóa, dịch vụ mà hàng ngày mọi người sử dụng, từ ăn uống, học hành, chữa bệnh, du lịch, giải trí, đi lại... nên được coi là loại thuế tiêu dùng. Đây là loại thuế mà khó ai tránh được, cứ mua hàng là chịu thuế.
Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án tăng thuế VAT, theo đó phương án một các mặt hàng đang chịu thuế 5% sẽ lên 6%; mặt hàng đang chịu thuế 10% lên 12%, bắt đầu từ 1/1/2019. Phương án hai tương tự, chỉ bổ sung mốc thời gian từ 2021 sẽ tiếp tục tăng thuế VAT lên 14%. Trong 2 phương án này, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện phương án một.
Theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, điều này tác động sâu rộng tới đời sống của mọi người dân và nền kinh tế...
Một chuyên gia ngành thuế cho biết thuế VAT bản chất là thuế gián thu, đánh trực tiếp vào người tiêu dùng. Thuế gián thu thường có tính lũy thoái, tức là tác động đến người thu nhập thấp nhiều hơn là tác động đến người có thu nhập cao.
Theo vị chuyên gia này, tuy chưa có sự đo lường chính xác về độ tác động đến thị trường của chính sách này, nhưng chắc chắn là thuế tăng thì giá cả hàng hóa sẽ tăng.
Trong những ngày tới, các nội dung sửa đổi, bổ sung 5 luật sẽ được Bộ Tài chính lấy ý kiến công khai và Bộ Tư pháp thẩm định.
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin