Doanh nghiệp (DN) tư nhân mặc dù có số lượng đông đảo, chiếm đến 97% tổng số DN tại Việt Nam, nhưng thực tế lại đang "lép vế" so với khối DN nhà nước. DN FDI số lượng ít nhưng lại có nhiều lợi thế trong tiếp cận tín dụng, đất đai và những ưu đãi khác.
Doanh nghiệp (DN) tư nhân mặc dù có số lượng đông đảo, chiếm đến 97% tổng số DN tại Việt Nam, nhưng thực tế lại đang “lép vế” so với khối DN nhà nước. DN FDI số lượng ít nhưng lại có nhiều lợi thế trong tiếp cận tín dụng, đất đai và những ưu đãi khác.
Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù trên văn bản pháp luật không hề có sự phân biệt đối xử nào giữa DN nhà nước và DN tư nhân, thế nhưng trên thực tế, các DN tư nhân rất khó để có được lợi thế về vốn, về đất đai...
Từ thực tế kinh doanh, một DN chia sẻ, mặc dù năng lực của nhiều DN tư nhân rất mạnh, nhưng tư duy lâu nay vẫn giao việc cho DN nhà nước. Cơ chế “xin- cho” làm hạn chế cạnh tranh. Và, nếu DN nhà nước càng tiếp tục giữ vai trò và nguồn lực quá lớn, thì dư địa cho khu vực kinh tế tư nhân càng hẹp đi.
Vì vậy, song song với việc giảm thiểu sự “lấn sân” của DN nhà nước, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần tạo điều kiện và khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đủ năng lực sản xuất, kinh doanh quy mô lớn.
Bà Phạm Thị Thu Hằng- Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, cần thiết phải hình thành các DN lớn cung ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và hỗ trợ DN nhỏ nhằm phát triển một cộng đồng DN hiệu quả. Trong đó, có DN đầu tàu là những tập đoàn kinh tế tư nhân có vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các DN còn lại.
HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin