Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- chi nhánh Cần Thơ tổ chức, vào sáng 19/5/2017.
Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- chi nhánh Cần Thơ tổ chức, vào sáng 19/5/2017.
Theo chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán cũng như vị trí địa lý thuận lợi, Trung Quốc vẫn là một thị trường và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nếu kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2006 chỉ khoảng 39,83 tỷ USD thì năm 2016 đã nâng lên 176,63 tỷ USD.
Trung Quốc cũng là 1 trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 12,4% và nhập khẩu là 28,7%. Bên cạnh kinh doanh mua bán hàng nông sản, Việt Nam còn là 1 trong 10 điểm đến được nhiều du khách Trung Quốc lựa chọn- năm 2016 là 2,7 triệu lượt, chiếm 27% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Trong đó, ĐBSCL được cho là có nhiều tiềm năng thu hút du khách nước này thời gian tới, bởi các dịch vụ còn rẻ, không khí trong lành và nhất là tập trung nhiều đặc sản nông sản. Tuy nhiên, theo chuyên gia Phan Chánh Dưỡng, khi kinh doanh thị trường này cũng hết sức thận trọng, nhất là lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng nông sản.
Để khai thác thị trường Trung Quốc hiệu quả, ông đề xuất các doanh nghiệp cần hạn chế tối đa xuất khẩu biên mậu, xây dựng đầu mối giao dịch ngay các cửa khẩu. Doanh nghiệp ĐBSCL và các hiệp hội xây dựng ngay kế hoạch tìm hiểu, xâm nhập thị trường, nắm bắt thị hiếu, độ lớn thị trường từng vùng của Trung Quốc.
Kết hợp DN Trung Quốc tại địa phương xây dựng mạng lưới cung ứng hàng đến nơi tiêu thụ, nhằm hạn chế rủi ro.
Tin, ảnh: HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin