Việt Nam được cho là có "biển bạc" bởi trong đó không chỉ có cá, tôm mà còn có khoáng sản cát là tài nguyên vô giá.
Việt Nam được cho là có “biển bạc” bởi trong đó không chỉ có cá, tôm mà còn có khoáng sản cát là tài nguyên vô giá.
uy nhiên theo các chuyên gia, với tốc độ xây dựng như hiện nay, đặc biệt nếu không có kế hoạch khai thác một cách hợp lý thì chưa đầy 15 năm nữa, nguồn cung cát sẽ cạn kiệt và tương lai sẽ phải nhập… cát.
Số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), nguồn cát hiện được cấp phép khai thác nước ta chỉ đáp ứng khoảng 60- 65% nhu cầu của các thành phố lớn. Trong khi, thực tế việc khai thác cát không có quy hoạch, quá mức cho phép và trái phép diễn ra triền miên tại các địa phương. Lo ngại hơn, nhiều doanh nghiệp còn tận thu cát để xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Th.s Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL cho rằng, việc khai thác tràn lan đã làm mất 200 triệu tấn cát ở sông Tiền, sông Hậu; đồng thời hạ thấp 2 lòng sông này xuống khoảng 1,3m. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở tràn lan hiện nay. 2 vụ sạt lở gần đây ở An Giang và Đồng Tháp, ngành chức năng kết luận một phần cũng do khai thác cát.
Dư luận đã nhiều lần đề cập đến việc tận thu cát sông và những hiểm họa khôn lường đối với phát triển kinh tế và cuộc sống người dân. Trong khi nhiều nước- như Singapore- còn nhập khẩu cát để bồi đắp, mở rộng lãnh thổ thì nhiều doanh nghiệp chúng ta lại tận thu cát để xuất khẩu.
Nền kinh tế chúng ta chưa bao giờ dựa vào nguồn thu từ xuất khẩu cát, nhưng nếu tận thu nó sẽ phải trả giá nhiều thứ. Vì vậy, đừng để “đời con khát nước” khi phải nhập khẩu cát về sử dụng với giá đắt gấp nhiều lần giá cát đem bán như hiện nay. Ngay từ bây giờ, cần có hành động bằng việc tìm vật liệu thay thế cát, nhất là ngăn chặn triệt để việc khai thác cát trái phép.
HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin