Theo TTXVN, ngày 25/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo "Động lực mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay".
Theo TTXVN, ngày 25/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Động lực mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay”.
Các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu đã đóng góp ý kiến để tìm ra những động lực mới, giải quyết những “điểm nghẽn” của ngành nông nghiệp.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- nhấn mạnh, thời gian qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc bảo đảm an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị- xã hội, phát huy tốt vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn.
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, ngành nông nghiệp cần tìm hướng giải quyết khó khăn như vấn đề vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; qua đó tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào, tạo mối kết nối giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần dựa vào ứng dụng khoa học- công nghệ để có những sản phẩm chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Ông cũng nhấn mạnh ngành nông nghiệp có những nguồn lực quan trọng như đất đai, nguồn lao động…, cần được khai thác hiệu quả.
Những vấn đề này không mới nhưng nếu có cách tiếp cận mới sẽ tạo được những động lực mới cho ngành nông nghiệp.
Các đại biểu đã tập trung làm rõ một số nội dung trọng tâm trong vấn đề phát triển nông nghiệp như: Thời cơ và thách thức phát triển nông nghiệp Việt Nam trước cách mạng công nghiệp lần 4;
cách mạng khoa học- công nghệ và tác động đến phát triển nông nghiệp; toàn cầu hóa với phát triển nông nghiệp hiện nay; những xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới hiện nay; quản lý đất đai trong phát triển nông nghiệp hiện nay; giải pháp khơi thông nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam…
Các đại biểu cho rằng, chỉ có sản xuất nông nghiệp theo mô hình lớn, áp dụng khoa học- công nghệ hiện đại mới giúp phát triển ngành nông nghiệp và chỉ ra những khó khăn cơ bản của ngành sản xuất nông nghiệp hiện nay như vướng mắc về tín dụng, cơ chế, nguồn nhân lực chất lượng cao, bất ổn thị trường…
Để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần tạo được cơ chế thị trường đúng nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Để có được điều này, Nhà nước phải chung tay với người dân và doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp; chú trọng các khâu phát triển thị trường, bảo quản, chế biến và tổ chức sản xuất để bảo đảm phát triển nông nghiệp hài hòa với bảo đảm an sinh xã hội.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin