Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Vĩnh Long, đến hết quý I/2017, toàn tỉnh có 98 điểm giao dịch của 25 tổ chức tín dụng, tăng 84 điểm giao dịch so với năm 1992.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Vĩnh Long, đến hết quý I/2017, toàn tỉnh có 98 điểm giao dịch của 25 tổ chức tín dụng, tăng 84 điểm giao dịch so với năm 1992.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. |
Các điểm giao dịch ngân hàng từng bước được mở rộng và phân bố đều khắp, kể cả các vùng nông thôn để phục vụ cho nền kinh tế.
Huy động vốn đạt 27.066 tỷ đồng, tăng 714 lần so với năm 1992, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1992- 2017 đạt 31,5 %/năm.
Theo đó, nguồn vốn huy động của các ngân hàng đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay của toàn tỉnh, trong khi thời điểm năm 1992 chỉ đáp ứng được khoảng 35,5%. Dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 20.351 tỷ đồng, tăng 190 lần so với năm 1992, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1992-2017 là 24,4 %/năm.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Vĩnh Long, đến quý I/2017, có gần 195.000 hộ dân còn dư nợ ngân hàng, chiếm hơn 68% số hộ dân toàn tỉnh; hơn 1.700 doanh nghiệp còn dư nợ ngân hàng, chiếm gần 64% doanh nghiệp.
Các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh đều có sự tham gia đầu tư vốn tín dụng từ các ngân hàng trên địa bàn. Trong đó, trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực xuất khẩu nông sản, phục vụ các đối tượng chính sách…
Tin, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin