Mỗi khi nông sản được giá hay mất giá thì không ít nông dân mình cũng chạy theo cái được mất ấy mà trồng, mà chặt. Ví như nuôi bò được giá thì chuyển sang ồ ạt nuôi bò, heo mất giá thì bỏ heo, cá tra được giá thì gây lại cá tra làm cho sốt giống,…
Mỗi khi nông sản được giá hay mất giá thì không ít nông dân mình cũng chạy theo cái được mất ấy mà trồng, mà chặt. Ví như nuôi bò được giá thì chuyển sang ồ ạt nuôi bò, heo mất giá thì bỏ heo, cá tra được giá thì gây lại cá tra làm cho sốt giống,…
Một anh bạn nông dân làm trang trại heo nói với tôi rằng: Đây là thời kỳ đen tối của con heo nhưng anh quyết tâm không bỏ. Anh giải thích: Dân mình không bỏ ăn thịt heo được thì con heo thế nào cũng có giá trở lại! Bởi lẽ, đầu tư chuồng trại và để có kinh nghiệm chăn nuôi không hề dễ, nếu bỏ ngang chạy theo vật nuôi khác, anh phải bỏ vốn liếng để làm, để học hỏi lại từ đầu.
Câu chuyện khiến tôi nhớ cái điệp khúc trồng chặt của nông dân cù lao mình: Khi nhãn mất giá bà con chặt nhãn trồng mận, rồi mận mất giá lại đốn mận trồng lại nhãn, rồi nhãn bị chổi rồng lại chặt,… Câu chuyện như cái vòng luẩn quẩn bởi nông dân mình chưa có cách nhìn xa, bởi nông sản đầu ra còn bấp bênh quá đỗi.
Được mấy nông dân mình biết nhìn xa và cố gắng vượt qua như ông anh làm trang trại của tôi? Theo anh này, phải biết cách vượt qua gian khó để tồn tại bằng cách giảm giá thành, nâng chất lượng,… Nếu vượt qua được thời kỳ khó khăn, khi nhiều người không trụ được, bỏ cuộc thì ấy chính là cơ hội vàng sau này!
Hailua@yahoo.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin