Động lực phát triển kinh tế ĐBSCL

06:01, 31/01/2017

"Nhận diện cơ hội- thách thức rất quan trọng, không chỉ để thích ứng mà còn mạnh dạn đương đầu mở ra một cơ hội khác lớn hơn". Đó cũng là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến độc giả, cộng đồng doanh nghiệp Vĩnh Long qua góc nhìn rộng mở của Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long- Nguyễn Tường Nam.

LTS: “Nhận diện cơ hội- thách thức rất quan trọng, không chỉ để thích ứng mà còn mạnh dạn đương đầu mở ra một cơ hội khác lớn hơn”. Đó cũng là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến độc giả, cộng đồng doanh nghiệp Vĩnh Long qua góc nhìn rộng mở của Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long- Nguyễn Tường Nam.

Sản xuất bao bì tại Công ty Phước Thành IV. Ảnh: Công ty cung cấp
Sản xuất bao bì tại Công ty Phước Thành IV. Ảnh: Công ty cung cấp

Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế trở nên nóng dần, tạo nên yêu cầu bức bách đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải thúc đẩy con tàu kinh tế vừa chạy nhanh và vững vàng trước sóng to gió lớn.

Nhận diện cơ hội- thách thức rất quan trọng không chỉ để thích ứng mà còn mạnh dạn đương đầu mở ra một cơ hội khác lớn hơn.

Cơ quan công quyền cần xác định doanh nghiệp là đối tượng cần phục vụ và doanh nghiệp cần cấu trúc lại hoạt động, hình thành chuỗi liên kết, xây dựng chiến lược phát triển gắn liền với ưu thế địa phương và tương tác tốt với cộng đồng xã hội.

Tái cấu trúc kinh tế từng ngành, từng địa phương

Trong từng giai đoạn, cơ cấu kinh tế và chiến lược từng vùng đã được xác định rõ. Tuy nhiên, những năm qua việc đầu tư và kết quả mang lại chưa đạt như mong muốn ở nhiều địa phương.

ĐBSCL, tuy với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nền nông nghiệp, nhưng con số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn thấp. Vùng canh tác còn manh mún, đầu tư khoa học trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến chưa phát triển, sản phẩm nông sản chưa đa dạng…

Số lượng doanh nghiệp ít, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào đầu tư công và những dự án quy mô vừa. Phát triển kinh tế không gắn liền lợi thế điều kiện tự nhiên, chiến lược lâu dài có thể làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và từ đó giảm tính cạnh tranh hàng hóa sản phẩm địa phương.

Bên cạnh đó, nếu thu hút các dự án công nghiệp không đánh giá đầy đủ các hệ lụy về môi trường sẽ ảnh hưởng đến cả vùng tài nguyên, nguyên liệu.

Doanh nghiệp khai thác lợi thế cạnh tranh, phân bổ nguồn lực hiệu quả, tăng cường liên kết chuỗi, các địa phương thúc đẩy hợp tác chiến lược lâu dài sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững cả vùng, giữ được ưu thế và vươn xa hơn.

Cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh

Trong năm 2016, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết quan trọng: Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy công quyền và đẩy mạnh chính sách hỗ trợ đúng trọng tâm làm giảm bớt gánh nặng thủ tục và chi phí thời gian cho doanh nghiệp.

Tính công khai, công bằng, minh bạch là những điều rất cần thiết đối với cả doanh nghiệp và cơ quan chính quyền.

Hơn nữa, tính nhất quán và đặc thù của chính sách với các nhóm đối tượng doanh nghiệp cần quy định rõ ràng và thực hiện tốt hơn, tạo động lực cho các doanh nghiệp có tiềm năng thực sự phát triển nhanh và bền vững. Ngoài ra, các giải pháp kiến tạo văn hóa, xã hội rất có ý nghĩa hỗ trợ phát triển kinh tế.

Vùng ĐBSCL mang đậm nét văn hóa Nam Bộ cần được giữ gìn những giá trị tốt đẹp và phát triển thành những quy tắc cộng đồng xã hội thích ứng với quá trình hội nhập.

Nền tảng văn hóa, vùng đất, con người… là những yếu tố quan trọng có thể tạo nên sự giao thoa và thu hút quan tâm bên ngoài, từ đó có thêm cơ hội phát triển các dịch vụ, thị trường hỗ trợ, thu hút đầu tư.

Phát triển doanh nghiệp đồng hành khởi nghiệp

Hiện nay, một phần vốn huy động ở một số tỉnh ĐBSCL không được hấp thu đầu tư nội tại. Bên cạnh đó, lao động phổ thông và có trình độ cao cũng có xu hướng chuyển dịch về các vùng phát triển mạnh.

Vấn đề giữ được vốn và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế cần có những giải pháp cải thiện môi trường hoạt động doanh nghiệp cả vi mô lẫn vĩ mô. Doanh nghiệp- khởi nghiệp đồng hành sẽ tận dụng những ưu thế sẵn có và khắc phục được những hạn chế còn tồn tại.

Ở góc độ khác, chính phủ/cơ quan chính quyền các cấp cần đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách hỗ trợ phù hợp, nâng cao hiệu quả tập trung phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Mặt khác, các yếu tố tự nhiên và biến đổi khi hậu ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất nông nghiệp ĐBSCL cần được quan tâm một cách nghiêm túc và nhanh chóng ứng phó.

Đây là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội lớn để tái cấu trúc nền kinh tế, nền nông nghiệp để ĐBSCL trở thành vùng cung cấp thực phẩm cho cả nước và vươn xa bền vững trong hội nhập quốc tế.

Nguồn nhân lực tâm- tài luôn rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Giữ được nguồn lực này là yếu tố then chốt để giữ được nguồn lực con người và nguồn vốn đang chảy về vùng kinh tế đang phát triển khác.

Từ đó, hình thành động lực phát triển không chỉ doanh nghiệp lớn mạnh lên, mà còn hoàn thiện bộ máy chính quyền ngày càng minh bạch, hiệu quả, văn minh và thân thiện.

Hoạt động nổi bật của Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long năm 2016

Với kỳ vọng “Tiên phong đổi mới- Vững vàng hội nhập”, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Đại hội lần II nhiệm kỳ 2016- 2018. Đại hội đề ra 5 chương trình hành động trong nhiệm kỳ mới gắn liền yêu cầu thực tiễn hội nhập và phát triển bền vững. Đại hội đã hiệp thương bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 12 thành viên. Ông Nguyễn Tường Nam tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ mới.
Với kỳ vọng “Tiên phong đổi mới- Vững vàng hội nhập”, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Đại hội lần II nhiệm kỳ 2016- 2018. Đại hội đề ra 5 chương trình hành động trong nhiệm kỳ mới gắn liền yêu cầu thực tiễn hội nhập và phát triển bền vững. Đại hội đã hiệp thương bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 12 thành viên. Ông Nguyễn Tường Nam tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ mới.

 

Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long phối hợp các đơn vị địa phương, tình nguyện viên cùng tổ chức chương trình “Trung thu nhân ái lần III” cho hơn 300 trẻ em thuộc 4 xã cù lao của huyện Long Hồ. Các em được tặng quà và tham gia các trò chơi dân gian như: nhảy bao bố, kéo co, cõng bạn lấy trái cây, vượt dốc cắn bong bóng, trang trí lồng đèn,...
Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long phối hợp các đơn vị địa phương, tình nguyện viên cùng tổ chức chương trình “Trung thu nhân ái lần III” cho hơn 300 trẻ em thuộc 4 xã cù lao của huyện Long Hồ. Các em được tặng quà và tham gia các trò chơi dân gian như: nhảy bao bố, kéo co, cõng bạn lấy trái cây, vượt dốc cắn bong bóng, trang trí lồng đèn,...

 

Trong năm, Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long phối hợp các đoàn thể đã trao tặng 3 căn nhà nhân ái cho các hộ nghèo khó khăn.
Trong năm, Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long phối hợp các đoàn thể đã trao tặng 3 căn nhà nhân ái cho các hộ nghèo khó khăn.

 

NGUYỄN TƯỜNG NAM- Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Long

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh