Làng nghề ven đô

04:12, 28/12/2016

Trước đây, để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng rất lớn ở đô thị, các khu vực vùng ven thường hình thành những xóm, làng nghề. Chẳng hạn như xóm rèn, xóm bún, xóm mây tre đan,… từ đó, hình thành một vùng ven đô khá nhộn nhịp và độc đáo.

Trước đây, để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng rất lớn ở đô thị, các khu vực vùng ven thường hình thành những xóm, làng nghề. Chẳng hạn như xóm rèn, xóm bún, xóm mây tre đan,… từ đó, hình thành một vùng ven đô khá nhộn nhịp và độc đáo.

Ngày nay, nhiều xóm nghề đã mai một theo thời gian và sự phát triển chung của xã hội, công nghiệp. Tuy nhiên, trong đó có nhiều xóm nghề vẫn duy trì trong dòng chảy chung của đô thị, nhất là những xóm nghề, làng nghề chuyên về đặc sản địa phương, rau màu, hoa kiểng, ẩm thực…

Đến nay, các xóm nghề này vẫn cho thấy sự cần thiết của một vùng xanh, sạch ven đô. Ngoài việc làm “kinh tế đô thị” từ nông nghiệp (như trồng rau, hoa; nuôi chim, cá kiểng…) các xóm nghề, làng nghề còn đóng góp cho các ngành nghề chế biến thực phẩm “ăn liền” rất cần thiết như bún, bánh phở, hủ tiếu, tương chao, tàu hủ…

Rất thuận lợi cho việc hình thành các xóm nghề ven đô thị là nguồn lao động dồi dào, thị trường nguyên liệu và tiêu thụ “sát vách” nên không phải tốn nhiều chi phí, công và thời gian vận chuyển xa.

Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển, các làng nghề rất cần có sự đầu tư, thay đổi về công nghệ, mẫu mã, bảo vệ môi trường…

Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng thương hiệu, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, rất cần có sự đầu tư, hỗ trợ từ phía Nhà nước để duy trì các làng nghề tạo hiệu quả kinh tế ở các vùng ven đô, đồng thời cũng là góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.

THÁI BÌNH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh