Sau 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng (2006- 2016), công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân được đặt lên hàng đầu.
Sau 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng (2006- 2016), công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân được đặt lên hàng đầu.
Lực lượng quân sự các cấp trong tỉnh từng bước xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh toàn diện. UBND tỉnh đánh giá: Quốc phòng phát triển vững mạnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững.
Lực lượng vũ trang cùng người dân sửa chữa đường giao thông nông thôn. |
Xây dựng lực lượng
Những năm qua, trong việc củng cố và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tỉnh luôn quan tâm đến việc xây dựng lực lượng, đặc biệt là dân quân tự vệ và dự bị động viên. Đến nay, lực lượng dân quân tự vệ đạt 1,59% dân số, trong đó, có 22,71% là đảng viên. 100% xã- phường- thị trấn có chi bộ quân sự, trong đó có 101/109 chi bộ có cấp ủy.
Lực lượng dự bị động viên được nhận nguồn, tổ chức phúc tra, sắp xếp đúng biên chế, đúng chuyên nghiệp quân sự, tinh gọn theo địa bàn hoạt động. Cụ thể, đã sắp xếp đạt trên 99% biên chế các tiểu đoàn, đại đội huy động khẩn cấp của tỉnh (của huyện đạt 100%).
Theo đánh giá của Bộ Chỉ huy Quân sự, lực lượng vũ trang có biên chế tinh gọn, thường xuyên được giáo dục tư tưởng chính trị nên có bản lĩnh vững vàng, tinh thần tự giác, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; cũng như tham mưu cho cấp ủy và chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
Đi đôi phát triển kinh tế
Theo Bộ Chỉ huy Quân sự, nhờ làm tốt việc trao đổi thông tin cơ quan, ban ngành và nắm chắc tình hình, địa bàn, đối tượng đã kịp thời ngăn chặn và giải quyết ổn định các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự.
Đồng thời, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, phá hoại của các thế lực thù địch,… đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế- xã hội, gắn với củng cố quốc phòng- an ninh.
Trong quá trình thi hành Luật Quốc phòng, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức giáo dục, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và toàn dân nhận thức sâu sắc về 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Trong đó, việc kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với củng cố quốc phòng- an ninh một trong những quan điểm mang tính chiến lược trong việc thực hiện 2 nhiệm
vụ này.
Do đó, quá trình quy hoạch, phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn để gắn với quy hoạch xây dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ, có tính “lưỡng dụng” cao: vừa phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình, vừa đáp ứng yêu cầu thời chiến.
Cụ thể, tỉnh đã bố trí, điều chỉnh 13 cụm tuyến dân cư theo quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội với củng cố quốc phòng (đảm bảo là nơi sơ tán khi có chiến tranh xảy ra) và xây dựng xã- phường- thị trấn thành tuyến phòng thủ vững chắc trong thế trận phòng thủ của tỉnh.
Đánh giá của UBND tỉnh cho thấy, xây dựng quốc phòng toàn dân gắn với thế trận chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế đi đôi với củng cố quốc phòng- an ninh, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền biên giới quốc gia đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng thế trận lòng dân, tạo nền tảng chính trị, tinh thần vững chắc, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Theo Chủ tịch UBND huyện Mang Thít Nguyễn Văn Diên, trong hoạch định chính sách đều gắn với bảo đảm quốc phòng- an ninh, từ đó kinh tế- xã hội phát triển ổn định, bền vững.
Trong xây dựng tiềm lực quân sự đã nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang theo phương châm “đủ, gọn, mạnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời bình và sẵn sàng huy động khi có tình huống.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Lữ Quang Ngời yêu cầu tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân để thực hiện hiệu quả Luật Quốc phòng. Trong đó, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với an ninh-quốc phòng, đặc biệt là các khu vực có tầm quan trọng đã xác định trong quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ. Cụ thể, phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc,… đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng.
|
Trong 10 năm thi hành Luật Quốc phòng, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh cho trên 70.000 lượt người, gồm: chức sắc, chức việc, nhà tu hành, sư sãi, cán bộ, công nhân các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên,… Qua đó, đã làm thay đổi nhận thức, năng lực lãnh đạo, điều hành; củng cố lòng dân, thế trận an ninh nhân dân. |
Bài, ảnh: NGUYỄN THỊNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin