Thời gian vừa qua, xuất hiện một số nhóm tội phạm lừa đảo lợi dụng sơ hở của khách hàng (KH) để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng (NH) điện tử (Internet Banking), nhằm chiếm đoạt tài sản KH. Vì thế, các NH đã đồng loạt cảnh báo các chiêu thức lừa đảo, cũng như đưa ra các biện pháp giúp KH tránh được những rủi ro và an tâm khi sử dụng các tiện ích dịch vụ NH.
Thời gian vừa qua, xuất hiện một số nhóm tội phạm lừa đảo lợi dụng sơ hở của khách hàng (KH) để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng (NH) điện tử (Internet Banking), nhằm chiếm đoạt tài sản KH.
Vì thế, các NH đã đồng loạt cảnh báo các chiêu thức lừa đảo, cũng như đưa ra các biện pháp giúp KH tránh được những rủi ro và an tâm khi sử dụng các tiện ích dịch vụ NH.
Khi nhận thấy có các giao dịch bất thường liên quan đến tài khoản hãy thông báo ngay đến ngân hàng. |
Cảnh báo các dấu hiệu lừa đảo
Nhiều KH của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa nhận được email vào sáng 17/8, trong đó nêu rõ những dấu hiệu lừa đảo, những việc nên làm và không nên làm khi sử dụng các dịch vụ NH điện tử.
Theo đó, BIDV lưu ý KH 3 dấu hiệu lừa đảo như:
(1) Bất ngờ nhận được cuộc gọi, tin nhắn, email, tin trên mạng xã hội thông báo trúng thưởng, nhờ nhận tiền từ nước ngoài chuyển về… kèm theo hướng dẫn nhận giải thưởng bằng cách cung cấp mật khẩu, mật khẩu sử dụng một lần- còn gọi là mã xác thực giao dịch (OTP), sau đó kẻ gian sẽ lợi dụng OTP và mật khẩu để chuyển tiền;
(2) Bất ngờ nhận được cuộc gọi, tin nhắn tự xưng là cán bộ NH hoặc cán bộ điều tra trong đó có yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân về tài khoản NH, hoặc cung cấp thông tin vì trách nhiệm, đe dọa nào đó;
(3) Bất ngờ nhận được cuộc gọi xưng là bạn bè, người thân lâu ngày không gặp đang khó khăn cần được giúp đỡ gấp bằng việc mua hộ mã thẻ cào, chuyển tiền vào số tài khoản do người đó cung cấp.
Tương tự, trên trang web của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng thông báo các thủ đoạn lừa đảo như: giả danh công an, viện kiểm soát hoặc tạo tình huống giả người thân của KH bị bắt cóc để lừa gạt; giả danh nhân viên NH để yêu cầu khách hàng truy cập vào một website của Sacombak để đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu của KH;
giả tin nhắn của NH để thông báo tài khoản KH đã nhận được tiền hoặc yêu cầu KH cung cấp thông tin; làm quen và tạo lòng tin cho KH, sau đó tặng quà cho KH hoặc nhờ nhận giùm hành lý và thanh toán phí chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam…
Những việc không nên làm
Các NH khuyến cáo KH hàng loạt việc không nên làm: không cung cấp tên, mật khẩu truy cập dịch vụ NH điện tử, không cung cấp OTP, thông tin thẻ, mã số PIN cho bất kỳ đối tượng nào dưới bất kỳ hình thức, lý do nào. Không cung cấp các thông tin cá nhân có liên quan đến tài khoản và dịch vụ NH điện tử theo yêu cầu của bất kỳ ai. Không truy cập các trang web, email lạ, không đáng tin cậy.
Không lưu thông tin quan trọng (như mật khẩu, mã PIN, số CVV của thẻ tín dụng…) trên thiết bị di động cá nhân. Không sử dụng thiết bị cá nhân bị bẻ khóa (jealbreak/root). Không đứng tên giùm người khác để mở tài khoản, mở thẻ,…
|
Nhiều NH đã gửi tin nhắn đến các KH sử dụng thẻ ATM cảnh báo không cung cấp thông tin thẻ qua điện thoại, email, mạng xã hội hay những đường link lạ để tránh nguy cơ mất tiền. Các NH khuyến cáo KH tuyệt đối không cung cấp tên hay mật khẩu truy cập NH điện tử, mã mật khẩu một lần (OTP), số thẻ NH bằng bất cứ hình thức nào qua điện thoại, email, mạng xã hội hay những trang web, đường link lạ. |
Khách hàng nên làm gì?
KH nên cảnh giác, bảo vệ thiết bị di động cá nhân, chỉ cài đặt phần mềm trên thiết bị cá nhân từ các nguồn tin cậy. Luôn luôn đăng nhập vào đúng địa chỉ trình duyệt của NH muốn giao dịch, không đăng nhập vào trang web dịch vụ NH điện tử từ các liên kết/địa chỉ truy cập có sẵn trong email hoặc các
trang web lạ.
Khi KH bị mất điện thoại, chuyển nhượng sim điện thoại cho người khác hoặc nhận thấy có các giao dịch bất thường liên quan đến tài khoản hãy thông báo ngay đến NH. Hiện nay, hầu hết các NH đều có công bố số điện thoại đường dây nóng, nên khi có sự nghi ngờ KH hãy ngay lập tức thông báo đến NH hoặc cơ quan công an để cùng giải quyết, không nên tự
mình xử lý.
Khách hàng nên đăng ký sử dụng dịch vụ nhận tin nhắn báo biến động số dư tài khoản, giao dịch thẻ (BSMS). |
Các NH đều khuyên KH nên đăng ký sử dụng dịch vụ nhận tin nhắn báo biến động số dư tài khoản, giao dịch thẻ (BSMS) để tăng tính an toàn cho tài khoản và thẻ. Đọc và thực hiện đúng các quy định về hướng dẫn giao dịch an toàn để đảm bảo sử dụng các dịch vụ NH điện tử/thẻ đúng cách, an toàn, bảo mật.
Một số NH cũng khẳng định, hiện không yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến tài khoản cá nhân qua kênh facebook.
Vietcombank tiếp tục thông tin về sự việc KH bị mất tiền từ tài khoản NH |
Theo đó, trên website Vietcombank ngày 15/8/2016 thông tin: Về việc KH Hoàng Thị Na Hương của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bị mất tiền từ tài khoản với số tiền tổng cộng 500 triệu đồng (đã kịp khoanh giữ ngay 300 triệu đồng và hoàn trả cho KH), Vietcombank khẳng định đây là sự việc xảy ra ngoài mong muốn của KH cũng như của NH. Ngay sau vụ việc này xảy ra, Vietcombank đã khẩn trương và nghiêm túc thực hiện rà soát tổng thể và khẳng định hệ thống thanh toán của Vietcombank vẫn đảm bảo an toàn.
Vietcombank và KH Hoàng Thị Na Hương đang tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra để nhanh chóng tìm nguyên nhân thực sự. Để loại trừ triệt để việc kẻ gian lấy cắp thông tin, mật khẩu và tiền trong tài khoản của KH, Vietcombank đã triển khai ngay các thay đổi về chính sách cung cấp dịch vụ như: điều chỉnh hạn mức chuyển tiền trên Internet banking; áp dụng phương thức kích hoạt dịch vụ Smart OTP thông qua việc đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch của NH. Tiếp tục tăng cường khuyến cáo KH nâng cao cảnh giác bảo mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch NH. |
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin