Thách thức "hạt gạo làng ta"

10:08, 16/08/2016

Thời gian qua, nhiều người tiêu dùng phía Nam có xu hướng lựa chọn các sản phẩm gạo Campuchia hơn là gạo Việt Nam, với lượng gạo cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn mỗi tháng. Vấn đề này liệu có là một thách thức đối với ngành lúa gạo Việt Nam?

Thời gian qua, nhiều người tiêu dùng phía Nam có xu hướng lựa chọn các sản phẩm gạo Campuchia hơn là gạo Việt Nam, với lượng gạo cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn mỗi tháng. Vấn đề này liệu có là một thách thức đối với ngành lúa gạo Việt Nam?

Theo GS.TS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ, nguyên nhân người tiêu dùng lựa chọn gạo Campuchia bởi gạo này ngon, thơm cơm, chủ yếu mua qua biên giới nên giá cũng “mềm”.

Ở Campuchia, họ trồng giống lúa mùa, 6 tháng/vụ và một năm chỉ có 1 vụ mùa, nên thời tiết thuận lợi hơn, ít sâu bệnh, ít bón phân và thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm an toàn.

Đây có là thách thức với lúa gạo Việt Nam? Theo GS.TS. Võ Tòng Xuân “đó là một sự đánh đổi”. Campuchia một năm sản xuất chỉ được 3 tấn, trong khi người nông dân Việt Nam sản xuất được 12-15 tấn, thậm chí hơn.

Gạo Việt Nam mỗi hecta sản xuất được 4- 6 tấn, một năm 3 vụ, như vậy sẽ đạt khoảng 12-18 tấn/ha, mỗi tấn gạo Việt Nam mình có giá khoảng 450 USD. Tính ra thu nhập mình cũng cao gấp mấy lần của Campuchia.

Tuy vậy, để ổn thị trường “sân nhà”, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề bây giờ mình phải làm thương hiệu gạo Việt Nam, xóa bỏ tình trạng nông dân tự làm theo ý mình, gây khó quản lý.

Từ đó, hướng người nông dân theo quy trình VietGAP vừa ít tốn kém, vừa ít sâu bệnh, chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi mà nguyên liệu lúa được doanh nghiệp tiêu thụ với giá phải chăng, doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu chất lượng, đóng gói bao bì hiện đại thì ngành lúa gạo Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

HOÀNG MINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh