Đề xuất giảm 3% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Bộ Tài chính được kỳ vọng hỗ trợ cho khối DN này phát triển hơn nữa. Theo đó, đề xuất giảm thuế suất thuế TNDN từ 20% xuống còn 17% trong giai đoạn 4 năm (từ 2017- 2020).
Đề xuất giảm 3% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Bộ Tài chính được kỳ vọng hỗ trợ cho khối DN này phát triển hơn nữa. Theo đó, đề xuất giảm thuế suất thuế TNDN từ 20% xuống còn 17% trong giai đoạn 4 năm (từ 2017- 2020).
Cụ thể, mức giảm 3% sẽ áp dụng đối với DN có tổng doanh thu 1 năm không quá 20 tỷ đồng và các DN khởi nghiệp trong 4 năm. Việc giảm thuế suất được đánh giá sẽ giúp đảm bảo sự khuyến khích DNNVV phát triển và là động thái tích cực, cần thiết.
Giúp DN giảm gánh nặng về thuế, tạo nguồn lực tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, không ảnh hưởng nhiều tới số thu ngân sách nhà nước, dù số lượng DNNVV chiếm phần lớn trong nền kinh tế nhưng tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước về thuế TNDN lại khá nhỏ.
Bên cạnh đó, việc giảm thuế sẽ giúp DN có thêm tích lũy để tái đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh và thu hút thêm đầu tư trong nước và FDI… DN sẽ tạo ra tâm lý và hiệu ứng tích cực trong bối cảnh Quốc gia khởi nghiệp. Đồng thời, đây là một cú hích cho DNNVV và DN khởi nghiệp có động lực cũng như niềm tin để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính lại lo ngại việc giảm thuế TNDN được Bộ Tài chính đưa ra lại chỉ áp dụng đối với những DN có tổng doanh thu 1 năm không quá 20 tỷ đồng và các DN khởi nghiệp. Điều này có thể sẽ dẫn tới DN “lách luật” để được hưởng ưu đãi.
Trong khi đó, ngoài chính sách giảm thuế, cơ quan chính quyền cần tiến hành đồng bộ nhiều chính sách như giảm tỷ lệ đóng BHXH, giảm mức đóng BHXH, giảm thuế thu nhập cá nhân, hỗ trợ vốn, lãi suất và những chính sách pháp lý, môi trường đầu tư… Có như vậy mới đủ “đô” cho cú hích của DNNVV, DN khởi nghiệp phát triển.
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin