Đầu tư cho khu dân cư thu nhập thấp đô thị

06:07, 20/07/2016

Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 tại các khu dân cư thu nhập thấp (khu LIA) là 1 trong 4 hợp phần thuộc Dự án nâng cấp phát triển đô thị Việt Nam- tiểu dự án TP Vĩnh Long. Hợp phần này giúp cải thiện đời sống của người dân, nhất là các khu LIA.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 tại các khu dân cư thu nhập thấp (khu LIA) là 1 trong 4 hợp phần thuộc Dự án nâng cấp phát triển đô thị Việt Nam- tiểu dự án TP Vĩnh Long. Hợp phần này giúp cải thiện đời sống của người dân, nhất là các khu LIA.

Giao thông kết nối giúp đô thị việc đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện hơn.
Giao thông kết nối giúp đô thị việc đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện hơn.

Nâng cấp những khu LIA

Theo điều tra thực tế, hiện TP Vĩnh Long có 12 khu LIA thuộc các phường: 2, 3, 4, 5 và các xã Tân Hòa, Tân Hội, với tổng diện tích là 201,33ha, tổng dân số các khu này là 21.495 người.

Theo đó, các hạng mục sẽ đầu tư như nâng cấp, cải tạo hẻm hiện trạng đã xuống cấp thành đường nhựa hoặc bê tông, mở rộng các tuyến hẻm trong khu LIA đảm bảo cho xe cứu hỏa, cứu thương đi lại dễ dàng trong hẻm, bề rộng đường trung bình bằng hoặc hơn 4m.

Đi liền đó là việc xây dựng các đường ống cấp nước trong khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch, lắp đặt mới các điểm đấu nối nước cho hộ gia đình.

Hiện trạng cấp nước của TP Vĩnh Long hiện nay, nguồn nước mặt sông Cổ Chiên là nguồn cấp nước chính. Thành phố có 3 nhà máy cấp nước. Tổng số đường ống chuyển tải và phân phối là 150km, trong đó số đường ống sử dụng tốt là 120km (80%), còn lại là số đường ống xấu cần thay thế. Hiện tại TP Vĩnh Long mới sử dụng 70% công suất do mạng lưới chưa đáp ứng. Tỷ lệ cấp nước dân cư nội thị là 84,41%, ngoại thị là 53,02%, tỷ lệ thất thoát hiện còn đến 31,6%.

Hệ thống thoát nước cũng được xây bằng bê tông cốt thép đảm bảo năng lực thoát nước trong các hẻm có đường kính dao động từ 400- 600mm. Đồng thời xây dựng mới 1.400 điểm đấu nối từ nhà dân ra hệ thống thoát nước bên ngoài.

Dự án cũng triển khai xây dựng mới hệ thống chiếu sáng công cộng dọc theo các hẻm trong khu LIA. Cung cấp các thùng rác công cộng đặt tại đầu hẻm hoặc các vị trí ngã 3, ngã 4 trong khu LIA.

Cụ thể, cung cấp các xe đẩy tay để thu gom rác, xây dựng các điểm trung chuyển rác thải trong thành phố, lắp đặt các trụ cứu hỏa tại đầu hẻm và các vị trí giao nhau giữa các hẻm.

Lợi ích từ các công trình của hệ thống hạ tầng cấp 3 sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân trong địa bàn TP Vĩnh Long, đặc biệt là người dân ở các khu LIA như: tiện lợi trong việc đi lại, vận chuyển trong hẻm, giảm các bệnh truyền nhiễm liên quan đến cấp nước, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt thiết yếu cho người dân, cải thiện sức khỏe, đời sống, giảm thiểu chi phí y tế liên quan đến môi trường, giảm thiểu thiệt hại các công trình xây dựng do ngập úng, nâng cao dân trí, môi trường sẽ được cải thiện, khu dân cư, thành phố trở nên xanh, sạch, đẹp.

Cùng với việc cải thiện hệ thống hạ tầng cấp 1 và 2, ước tính có khoảng 40.000 người hưởng lợi trực tiếp và trên 160 người hưởng lợi gián tiếp từ dự án.

Nâng chất lượng dịch vụ đô thị

Đầu tư cơ sở hạ tầng giúp cải thiện đời sống các khu vực dân cư thu nhập thấp.
Đầu tư cơ sở hạ tầng giúp cải thiện đời sống các khu vực dân cư thu nhập thấp.

Theo ông Trương Đặng Vĩnh Phúc- Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư, TP Vĩnh Long được xem là thành phố trẻ, năng động. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và mở rộng giữa các khu đô thị mới với khu trung tâm còn hạn chế. Điều này giảm tốc độ mở rộng không gian đô thị của thành phố.

Để nâng cấp thành phố, tạo điều kiện phát triển thì rất cần những khoản hỗ trợ nhằm cải thiện hạ tầng, đời sống người dân. Do đó một dự án đa lĩnh vực trong đó có đầu tư nâng cấp hạ tầng của các khu LIA, cải thiện vệ sinh môi trường,… là rất cần thiết và cấp bách.

Đánh giá cao đề xuất của tỉnh mang tính hệ thống và giúp cải thiện điều kiện sống của thị dân, nhất là khu LIA, bà Hoàng Thị Hoa- chuyên gia đô thị cấp cao, Chủ nhiệm Dự án dịch vụ hạ tầng đô thị vùng ĐBSCL, cho rằng cần để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào những quy hoạch.

Địa phương cần áp dụng nguyên tắc mềm dẻo trong thiết kế, quy hoạch trên cơ sở lắng nghe ý kiến cộng đồng.

Ông Pierre A Noux- chuyên gia xã hội thuộc Ngân hàng Thế giới, cho biết: Bên cạnh nâng cấp cải tạo các khu LIA, việc phát triển cơ sở hạ tầng cấp 1 và 2 của thành phố sẽ có hơn 1.000 hộ chịu ảnh hưởng, trong đó có khoảng 400 hộ phải di dời, và cần bố trí tái định cư, đặc biệt là tình trạng nhiều hộ sinh sống tạm bợ trên các sông, rạch.

Ông Pierre A Noux cho rằng phải đánh giá lại chính sách hỗ trợ tái định cư của tỉnh, đảm bảo hỗ trợ 65% giá trị tài sản để di dời các hộ này. Đây cũng là một trong những điều kiện để Ngân hàng Thế giới xem xét quyết định hỗ trợ triển khai dự án.

Theo chuyên gia đô thị Gayatri Singh, chất lượng của những công trình còn được xem xét ở mức độ thay đổi hành vi của người thụ hưởng, ứng xử văn minh, có ý thức bảo vệ đối với những công trình để đảm bảo rằng công trình luôn được vận hành tốt. Sau đầu tư dịch vụ hạ tầng đô thị cần xây dựng đội ngũ quản lý đô thị tốt để duy trì tính bền vững của dự án.

 

Ông Nguyễn Văn Quang- Chủ tịch UBND tỉnh, đồng tình khuyến nghị tạo sự ổn định thông qua lắng nghe đóng góp của cộng đồng trong thiết kế, quy hoạch và tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để người dân tham gia vào công tác này. Trước mắt, tỉnh quan tâm và dành ưu tiên đầu tư hiện nay là bờ kè, các tuyến đường giao thông kết nối đô thị, cấp thoát nước, công viên,… nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, nhất là tại các khu LIA.

Bài, ảnh: LÊ SƠN

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh