Sáng 18/6, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội nghị "Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và tác động đối với Việt Nam" tiếp tục diễn ra, với nội dung xoay quanh Quy trình phê chuẩn Hiệp định TPP của Việt Nam.
Sáng 18/6, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội nghị “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và tác động đối với Việt Nam” tiếp tục diễn ra, với nội dung xoay quanh Quy trình phê chuẩn Hiệp định TPP của Việt Nam.
Chương trình do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG tổ chức.
Các đại biểu tham dự Hội nghị "Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và tác động đối với Việt Nam" diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18-6 tại Bà Rịa – Vũng Tàu. |
Tiến sĩ Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại Quốc hội thông tin, sau quá trình đám phán liên tục, bền bỉ và kéo dài, Hiệp định TPP (được xem là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới) đã chính thức được ký tại New Zeland vào ngày 4-2-2016.
Trong đó, TPP sẽ tự động có hiệu lực với nước phê chuẩn TPP đợt đầu. Với các nước còn lại (nước phê chuẩn và thông qua Hiệp định TPP sau thời điểm các nước phê chuẩn đợt đầu), TPP chỉ có hiệu lực với họ khi được các nước phê chuẩn đợt đầu đồng ý.
Theo quy định tại Hiệp định TPP, hiệp định sẽ có hiệu lực theo các cách sau:
Cách thứ nhất, TPP có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày tất cả các nước thành viên TPP thông báo cho New Zeland (nước đóng vai trò quan chiểu của hiệp định) về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ của mình.
Thứ thứ hai: Nếu trong vòng 2 năm kể từ ngày TPP được ký kết, hiệp định chưa thể có hiệu lực theo cách thứ nhất nhưng có ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 85% tổng GDP khu vực (tính theo báo cáo năm 2013, ít nhất phải bao gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản) thông báo đã hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ, thì hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn 2 năm đó.
Cách thứ ba: Nếu cả hai trường hợp trên không xảy ra thì hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực thông báo hoàn tất thủ tục pháp lý nội bộ.
Đối với trường hợp TPP có hiệu lực theo cách 2 hoặc cách 3, TPP chỉ có hiệu lực đối với các nước đã hoàn tất quá trình phê chuẩn tại thời điểm đó.
Các nước thành viên còn lại nếu muốn hiệp định có hiệu lực với mình sẽ phải thông báo với các nước đã thông qua về việc mình đã hoàn thành các thủ tục phê chuẩn nội bộ và ý định muốn là một thành viên của hiệp định.
Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, Hội đồng Đối tác xuyên Thái Bình Dương (thành lập theo TPP, bao gồm đại diện các nước thành viên đã phê chuẩn TPP) sẽ quyết định xem hiệp định có hiệu lực với nước thông báo đó không.
Nói cách khác, TPP sẽ tự động có hiệu lực với nước phê chuẩn TPP đợt đầu, còn với các nước còn lại, TPP chỉ có hiệu lực với họ khi được các nước phê chuẩn đợt đầu đồng ý.
Đối với Việt Nam, theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 (Khoản 14 Điều 70), Quốc hội có thẩm quyền “Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về con ngươi, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội”.
Hiệp định TPP liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền có việc làm, quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, quyền được sống trong môi trường trong lành…).
Bên cạnh đó, theo những nghiên cứu bước đầu, hiệp định có một số nội dung trái hoặc chưa được quy định trong các đạo luật của Quốc hội liên quan đến vấn đề lao động, sở hữu trí tuệ…
Như vậy, theo quy định của Hiến pháp và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn để chấp nhận sự ràng buộc của Hiệp định TPP đối với Việt Nam.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin