Giữ "tiếng lành" cho nông sản

10:04, 22/04/2016

Chủ nhiệm một hợp tác xã chôm chôm ở cù lao Minh (Long Hồ) rất hãnh diện khi nói về thành tích của trái chôm chôm Vĩnh Long: tại nhiều cuộc thi trái ngon- an toàn ở khu vực, TP Hồ Chí Minh, miền Đông… luôn đứng thứ hạng đầu. 

Chủ nhiệm một hợp tác xã chôm chôm ở cù lao Minh (Long Hồ) rất hãnh diện khi nói về thành tích của trái chôm chôm Vĩnh Long: tại nhiều cuộc thi trái ngon- an toàn ở khu vực, TP Hồ Chí Minh, miền Đông… luôn đứng thứ hạng đầu.

Nhưng ông cũng trăn trở việc ăn xổi ở thì, sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến khiến một số loại trái cây bị người tiêu dùng… dị ứng.

Thỉnh thoảng lại nghe thông tin: sầu riêng, chuối ngâm hóa chất hay nhiều loại trái cây quá lạm dụng phân thuốc thiếu an toàn. Thật sự mà nói, vấn đề sản xuất theo chuẩn VietGAP hay GlobalGAP không quá khó. Hơn nữa, trình độ kỹ thuật sản xuất lẫn kinh nghiệm của nông dân ngày càng nâng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính.

Tuy nhiên do tâm lý “sản xuất theo chuẩn giá cả cũng bị đánh đồng hàng hóa bình thường”, đã khiến nhiều nông dân không còn chú trọng sản xuất an toàn, tuân thủ thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật. Và không ít thương lái vì lợi nhuận, sẵn sàng “tẩm” trái cây, hàng nông sản trong chất cấm, nguy hại.

Người tiêu dùng từng có phản ứng rất quyết liệt khi “tẩy chay” trái cây chứa chất độc hại từ Trung Quốc: không mua, không ăn. Và đến tận bây giờ, nói đến trái cây Trung Quốc người tiêu dùng vẫn hết sức e dè.

Là vựa trái cây của cả nước, ĐBSCL có rất nhiều đặc sản được thị trường ưa chuộng và việc làm sao giữ cho được “tiếng lành” cho hàng hóa nông sản, nói không với chất cấm gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng để bảo vệ thương hiệu “cây lành trái ngọt” đang là vấn đề đặt ra.

Đã đến lúc người sản xuất nông- thủy sản phải có ý thức “tự bảo vệ mình” bằng cách nâng cao chất lượng, chú ý sản xuất, chế biến an toàn, thay vì chạy theo số lượng và sử dụng thuốc, chất cấm vô tội vạ.

Bido2_40.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh