Chương trình hành động 07 của Tỉnh ủy về phát triển khu- cụm- tuyến công nghiệp (CN) giai đoạn 2011- 2015, được triển khai trong bối cảnh kinh tế cả nước và của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác kêu gọi, thu hút đầu tư cũng như kêu gọi xây dựng hạ tầng cụm CN.
Chương trình hành động 07 của Tỉnh ủy về phát triển khu- cụm- tuyến công nghiệp (CN) giai đoạn 2011- 2015, được triển khai trong bối cảnh kinh tế cả nước và của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác kêu gọi, thu hút đầu tư cũng như kêu gọi xây dựng hạ tầng cụm CN.
Song, từ chương trình này, việc phát triển khu- tuyến CN cũng đã đạt những kết quả khả quan, góp phần lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà.
Khu công nghiệp Hòa Phú (giai đoạn 1) lấp đầy 100% diện tích. Ảnh: VINH HIỂN |
Động lực tăng trưởng mới
Kết quả Chương trình hành động 07, theo đánh giá của Tỉnh ủy, đã được triển khai sâu rộng, tạo được sự nhận thức đúng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu- tuyến CN đi vào ổn định và phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; gia tăng sản lượng CN; tăng kim ngạch xuất khẩu; tăng thu ngân sách; giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Đồng thời, có tác động lan tỏa góp phần phát triển kinh tế- xã hội khu vực lân cận.
Chuyển biến rõ nét nhất của kinh tế Vĩnh Long thời gian qua là các khu- tuyến CN tạo thêm những yếu tố tăng trưởng kinh tế mới. Đồng thời, tác động tích cực tới việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất, đời sống kinh tế- xã hội của người dân ven các khu CN.
Các khu- tuyến CN hình thành đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: giao thông, chợ, trường học, nhà văn hóa, bưu chính viễn thông, ngân hàng, nhà cho thuê… Đồng thời, tăng tốc độ đô thị hóa, tạo diện mạo mới vùng nông thôn, đời sống nhân dân được nâng lên.
Cải cách thủ tục hành chính được quan tâm, cơ chế “một cửa tại chỗ”, “một cửa liên thông” đã tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, minh bạch và tạo niềm tin cho doanh nghiệp đến đầu tư.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ngày càng nâng cao, riêng lao động trong tỉnh làm việc tại các khu CN chiếm 85%. Các ngành, địa phương đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp từ giai đoạn tìm hiểu đầu tư cho đến khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công tác xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư vào các khu- cụm- tuyến CN cũng được tăng cường. Ảnh: QUANG VINH |
Với việc tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Hữu Tuấn- Phó Giám đốc Công ty TNHH 1TV Thành Công- Vĩnh Long cho biết, vào tháng 9/2015, công ty đã đưa dự án đi vào hoạt động ở giai đoạn 1 với công suất trên 6 triệu sản phẩm/năm, 1.400 lao động.
“Việc đầu tư thêm dây chuyền sản xuất dệt nhuộm may tại Vĩnh Long là kế hoạch cho sự phát triển của công ty trong việc mở rộng sản xuất mà năng lực hiện nay của Thành Công không còn đủ cho các đơn đặt hàng của khách.
Đồng thời cũng là sự chuẩn bị đón đầu cơ hội của Hiệp định TPP trong thời gian tới, với mục tiêu phát triển năng lực công ty lên gấp đôi so với năng lực hiện có”- ông nói.
Bổ sung các cụm CN có khả năng thu hút đầu tư |
Theo báo cáo của Tỉnh ủy, một trong những hạn chế thực hiện Chương trình hành động 07 là: hiệu quả thu hút đầu tư hạ tầng cụm CN thấp. Tiến độ triển khai các cụm CN còn chậm. Đến nay chưa có cụm CN nào được thành lập và đi vào hoạt động. Vì thế, Vĩnh Long có chủ trương loại bỏ các cụm CN không lợi thế và bổ sung các cụm CN có khả năng thu hút đầu tư. |
“Đón đầu” cơ hội đầu tư
Dự báo đến năm 2020, CN Vĩnh Long tiếp tục tăng trưởng khoảng 13%/năm, với nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Bên cạnh, việc hoàn thành đàm phán và ký kết Hiệp định TPP giúp doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Vĩnh Long tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên TPP, sẽ tạo điều kiện cho tỉnh Vĩnh Long có cơ hội đón nhận nhiều dự án đầu tư, nhất là dự án dệt may.
Để “đón đầu” cơ hội đó, tỉnh Vĩnh Long sẽ tập trung: tạo quỹ đất sạch giao chủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng Tuyến CN Cổ Chiên, Khu CN Bình Minh. Hoàn thành san lấp mặt bằng Khu CN Hòa Phú giai đoạn 2. Đôn đốc các nhà đầu tư hoàn thành đầu tư 100% diện tích đã thuê ở Khu CN Hòa Phú giai đoạn 1 và 2…
Thực hiện quy hoạch chi tiết và thành lập mới từ 1- 2 khu CN đã có chủ trương của Chính phủ phê duyệt (trước mắt thực hiện quy hoạch Khu CN Đông Bình ở TX Bình Minh).
Một số mục tiêu chính của Vĩnh Long là: phát triển các khu- cụm- tuyến CN nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành CN, phấn đấu giá trị sản xuất CN giai đoạn 2016- 2020 đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra.
Tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng CN- xây dựng trong GRDP; trong đó tỷ trọng CN đạt 31%. Thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng CN- tiểu thủ CN đạt 50% trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh…
Ưu tiên mời gọi, thu hút đầu tư vào khu- cụm- tuyến CN lĩnh vực CN hỗ trợ, CN ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, thân thiện môi trường…
Hạ tầng giao thông phục vụ phát triển CN của Vĩnh Long ngày càng hoàn chỉnh.Ảnh: TRẦN PHƯỚC |
Bình quân giá trị đất sản xuất CN đạt 49,73 tỷ đồng/năm/ha |
Theo Ban Quản lý Các khu CN, đến nay, tổng diện tích đất CN đã cho thuê 190,16ha, vốn đầu tư đăng ký trên 3.981 tỷ đồng và 124,3 triệu USD và giải quyết việc làm cho hơn 21.500 lao động. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất CN trong các khu CN đều vượt, năm sau cao hơn năm trước.
Cũng theo tính toán của Ban Quản lý Các khu CN, bình quân 1ha đất CN trong vòng 1 năm (năm 2014) tạo ra giá trị sản xuất CN 49,73 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 1,14 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 105 lao động. Điều này cho thấy rõ hiệu quả và đóng góp nổi bật của các khu CN. |
TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin