Tháng 3/2016, "Quy định cuối cùng" về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc Bộ Siluriformes, trong đó có cá da trơn và cá tra của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ban hành chính thức có hiệu lực. Kể từ thời gian này sẽ có 18 tháng cho các nước có xuất khẩu sản phẩm cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ chuyển đổi theo quy định.
Tháng 3/2016, “Quy định cuối cùng” về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc Bộ Siluriformes, trong đó có cá da trơn và cá tra của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ban hành chính thức có hiệu lực. Kể từ thời gian này sẽ có 18 tháng cho các nước có xuất khẩu sản phẩm cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ chuyển đổi theo quy định.
Ảnh minh họa (Ảnh: KV) |
Theo đó, một trong những nội dung quan trọng của quy định này, đó là Hoa Kỳ sẽ áp dụng quy trình giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến đối với cá tra và cá basa của tất các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn phải tương đương với tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đang áp dụng. Đồng thời, quy định mới cũng yêu cầu quy trình giám sát từ khâu sản xuất, chế biến cá tra, cá ba sa phải tương tự như quy trình giám sát đối với thịt và sản phẩm thịt của Hoa Kỳ đang áp dụng.
Trước sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, hiện nay, Hoa Kỳ đã cử các đoàn cấp cao sang Việt Nam để hướng dẫn trao đổi về các điều kiện, quy trình nhằm đảm bảo mức độ tương đương với quy định của Hoa kỳ trong vòng 18 tháng. Bên cạnh đó, hai bên đã thống nhất thành lập một nhóm công tác chung cùng trao đổi, đồng thời, Việt Nam đã đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ dự án kỹ thuật về công tác này.
Thứ trưởng cũng cho biết, Hoa Kỳ đã có những trao đổi bước đầu trước những câu hỏi, vướng mắc ở phía Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã chuyển danh sách gồm 45 doanh nghiệp cho Hoa Kỳ, trong đó 23 doanh nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và 22 doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường này.
Danh sách các doanh nghiệp đã được phía Hoa Kỳ chấp thuận, đồng thời, những doanh nghiệp mới có nhu cầu xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ cần làm những thủ tục, hồ sơ để Bộ NN&PTNT xem xét và tiếp tục chuyển cho phía Hoa Kỳ với tinh thần hợp tác, khẩn trương.
Để tiếp tục hợp tác giữa hai nước về xuất khẩu cá tra, một mặt Bộ NN&PTNT phối hợp với Hoa Kỳ giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, đồng thời rà soát lại hệ thống quản lý của Việt Nam để phù hợp hơn với tình hình mới, trong đó có sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cho phù hợp với tình hình mới.
Với thời gian thực hiện chuyển đổi, 18 tháng là quá ngắn đối với Việt Nam, bởi vậy, về phía Hoa Kỳ cho biết, trong 18 tháng, chưa yêu cầu Việt Nam đáp ứng toàn bộ các điều kiện và quy trình như quy định, mà có thể đáp ứng một số điều kiện và quy trình cơ bản, còn lại một số điều kiện Việt Nam cần thời gian thêm về phía Hoa Kỳ sẽ xem xét.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định, trong năm 2016, tình hình xuất khẩu cá tra chưa chịu ảnh hưởng của quy định mới, tuy nhiên, về phía Việt Nam sẽ cố gắng tập huấn cho từng doanh nghiệp xuất khẩu cần ý thức được mức độ kiểm soát và đánh giá của thị trường Hoa Kỳ sẽ siết chặt, bởi vậy các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị trong công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức./.
Theo http://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-tiep-tuc-phoi-hop-voi-hoa-ky-trong-cong-tac-xuat-khau-ca-tra-377108.html
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin