Cuối tuần rảnh rỗi, gia đình hoặc bạn bè thường kéo nhau đi quán xá. Sáng ngồi quán cà phê ngắm dòng Cổ Chiên lượn lờ trôi, nghe một giai điệu hòa tấu nào đó… đột nhiên "cạch" một tiếng- báo hiệu ly cà phê đá đã được bưng ra.
Cuối tuần rảnh rỗi, gia đình hoặc bạn bè thường kéo nhau đi quán xá. Sáng ngồi quán cà phê ngắm dòng Cổ Chiên lượn lờ trôi, nghe một giai điệu hòa tấu nào đó… đột nhiên “cạch” một tiếng- báo hiệu ly cà phê đá đã được bưng ra.
Anh bạn “bừng tỉnh” tranh thủ nói “lau dùm cái bàn cho sạch đi em”. “Em” liền trả lời: hồi nãy lau rồi mà, chút nó khô chớ gì. Rồi… ngoe ngoảy đi vô. Chuyện “thượng đế” trả tiền để rồi phải rụt rè “xin thêm miếng chanh, miếng ớt” hoặc gọi hồi lâu, phục vụ mới đủng đỉnh đi tới… nói một hồi, mang ra… là trật lất.
Đây không phải là chuyện lạ lùng gì mà nó có ở khắp nơi, ở rất nhiều quán ăn, nhà hàng và cả ở các dịch vụ khác.
Lâu nay, có rất nhiều chương trình, lớp dạy nghề lao động nông thôn, từ may vá, thủ công mỹ nghệ đến trồng trọt, chăn nuôi. Trong khi đó, một lượng lớn lao động nghèo thành thị dường như đang còn rất thiếu tay nghề trong các ngành dịch vụ từ thông thường đến “hơi cao cao”, nhưng chưa có được các lớp dạy nghề phù hợp.
Ví dụ như dạy nghề giúp việc nhà, dạy nghề giữ trẻ em, chăm sóc người già, người bệnh. Dạy nghề giặt ủi, sửa quần áo, nghề bồi bàn, phụ bếp, phụ quán ăn, rửa xe, sửa xe, nấu ăn, trang trí đám tiệc…
Chúng ta đang “hơi bị giật mình” và nói nhiều về chất lượng lao động Việt Nam rất thấp. Trong khi đó, lao động dịch vụ ở thành thị thật sự là “bộ mặt” không kém phần quan trọng để đánh giá đô thị đó phát triển ở mức nào.
Đồng thời, khi được đào tạo, người lao động có tay nghề tốt cũng sẽ nhận được tiền công cao hơn. Đó cũng là cách để xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững cho người lao động thành thị.
NGUYÊN CHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin