Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành lập vào cuối năm 2015 là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành lập vào cuối năm 2015 là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á.
Cùng với đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất đàm phán sẽ giúp Việt Nam mở rộng tiềm năng hợp tác và làm sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác hàng đầu thế giới và khu vực.
Từ AEC đến TPP bên cạnh những thách thức đang chờ đợi, nhiều cơ hội hợp tác, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ được mở ra, trong đó ngành nông nghiệp được kỳ vọng rất lớn.
Thời gian qua, một số đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Long và có nhiều quan tâm đến đầu tư nông nghiệp.Thời gian qua, một số đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Long và có nhiều quan tâm đến đầu tư nông nghiệp. |
Những thách thức lớn
Theo lộ trình, AEC sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, sẽ là một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế- xã hội giảm bớt.
Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ và vững chắc vào nền kinh tế toàn cầu. AEC được kỳ vọng là cộng đồng năng động, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu với GDP bình quân hàng năm ước đạt 2.000 tỷ USD và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Khi tham gia AEC, theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), kinh tế Việt Nam có cơ hội tăng trưởng thêm 14,5% vào năm 2025.
Ông Lương Hoàng Thái- Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), đồng thời là Phó đoàn đàm phán AEC của Việt Nam, cho rằng AEC mang thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; cung cấp hàng hóa đầu vào chi phí hiệu quả hơn cho sản xuất, giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam; góp phần thu hút đầu tư để xây dựng mạng lưới sản xuất, nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh, khả năng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Song song những thách thức liên quan đến khả năng tận dụng cơ hội của doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ do nền kinh tế các nước ASEAN có cơ cấu tương đồng.
So sánh mức độ tác động đến nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và tới đây là AEC, TPP, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan phân tích: “Có thể nói tác động hoặc điều kiện của 2 thời điểm năm 2007 và năm 2016 là hoàn toàn khác nhau, về những lĩnh vực khác nhau.
Một mặt cơ hội mở ra cực kỳ rộng lớn, nhất là cơ hội về tăng cường xuất khẩu các sản phẩm và thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như nhập khẩu các sản phẩm nước ngoài để mở rộng cơ hội giao lưu, hợp tác các lĩnh vực khoa học công nghệ tạo điều kiện khả năng tiếp nhận công nghệ mới rất lớn.
Nhưng mặt khác sức ép cạnh tranh đối với Việt Nam cũng là ghê gớm, khi hàng hóa các nước có quan hệ FTA (Hiệp định thương mại tự do) được hưởng cơ chế thuế ưu đãi cơ bản 0% hoặc từ 0- 5%, thì thử hình dung các DN, ngành hàng, sản phẩm của chúng ta liệu sẽ chấp nhận cạnh tranh như
thế nào”.
Sức ép cạnh tranh- theo bà Phạm Chi Lan- thật sự là vấn đề hết sức đáng quan tâm, đáng lo ngại. Bởi ngoài mở cửa thị trường hàng hóa, chúng ta còn mở cửa dịch vụ, đồng vốn, di chuyển lao động có kỹ năng cũng tạo khả năng cạnh tranh rất cao, trực diện với lao động Việt Nam…
Nói chuyện với DN, doanh nhân Vĩnh Long gần đây, bà Phạm Chi Lan chia sẻ: “Thời điểm tham gia WTO, mức độ mở cửa về mặt thị trường Việt Nam đã có nhưng chưa cao và chúng ta còn bảo hộ rất nhiều cho các ngành trong nước và còn có thời gian chuẩn bị cho các bước đi tiếp.
Nhưng từ cuối năm 2015 này, khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định Việt Nam- Hàn Quốc đã hoàn thành, Hiệp định Việt Nam với Liên minh kinh tế Á- Âu… chúng ta đã có thêm hàng loạt FTA với các nước khác nhau và TPP cũng hoàn thành đàm phán.
Như vậy, chúng ta sẽ có FTA với 57 quốc gia khác nhau trên thế giới, các quốc gia cộng lại là những nền kinh tế rất lớn và có hàm lượng gần 90% tổng lượng thương mại của Việt Nam với toàn cầu và cũng là những nhà đầu tư chủ chốt của
Việt Nam”.
Kỳ vọng nông nghiệp chuyển mình
Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), lợi thế về nông sản là có nhưng cũng đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh quyết liệt với các nước có thế mạnh nông sản không kém, nhất là về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả. Thái Lan chẳng hạn, nông sản của họ rất cạnh tranh với “vựa” trái cây lớn ở ĐBSCL và khả năng thị trường xuất khẩu của họ cũng thật sự mạnh.
Hội nhập kinh tế được kỳ vọng mở cửa cho hàng hóa nông sản tiến ra thị trường thế giới. |
“Chúng ta phải biết cạnh tranh với họ, bằng cách nâng chất lượng, nâng cấp các hoạt động về sản xuất nông nghiệp, vừa hợp tác liên kết, vừa học hỏi cách thức cạnh tranh của họ để vượt lên trong nông nghiệp. Theo đó, cần thực hiện tốt tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện tốt các chương trình, các ngành công nghiệp- dịch vụ để phục vụ phát triển nông nghiệp.
Nông nghiệp chúng ta sản xuất nhiều, xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu đầu vào cũng rất nhiều từ phân bón, nông dược, thức ăn chăn nuôi phụ thuộc quá nhiều nhập khẩu”- bà Phạm Chi Lan nêu lên thực tế bất lợi từ sản xuất và nhận xét- “phần nhập khẩu đắt đỏ đó nó làm cho giá cả sản phẩm của chúng ta trở thành bất lợi khi giá cả đầu vào quá cao, khiến người nông dân không còn lời lãi nữa”.
Do đó, cần phải tập trung nâng cao chế biến mới đem lại giá trị cao ngành nông nghiệp và mang lại lợi ích cao hơn cho nông dân, ngành nông nghiệp mới phát triển bền vững được. “Tôi cho là AEC cạnh tranh rất mạnh và tạo ra sức ép đủ mạnh để thay đổi, phải thay đổi trong cách làm nông nghiệp Việt Nam”- bà Phạm Chi Lan kỳ vọng như vậy.
Trong khi đó, ông Lương Hoàng Thái khẳng định: “Thách thức gia nhập kinh tế ngành nông nghiệp là quan tâm số 1 trước sức ép cạnh tranh. Nhưng nếu không hội nhập sẽ không chuyển đổi kinh tế được. Làm thế nào để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nền kinh tế với từng mặt hàng, từng ngành hàng có cạnh tranh riêng”.
Ông cũng cho rằng: “Năm 2015 là cột mốc quan trọng của AEC nhưng không phải là đích đến cuối cùng”. Do vậy, theo ông Lương Hoàng Thái, cần thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa thông qua các FTA “thế hệ mới” (TPP, FTA với EU và Liên minh Á- Âu...) để mở ra các cơ hội thị trường mới, tránh phụ thuộc vào khu vực Đông Á.
Tăng năng lực cạnh tranh của DN qua các giải pháp cụ thể về cải cách, tạo thuận lợi cho DN. Tiếp tục xem xét, triển khai các biện pháp quyết liệt để tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho sự phát triển của các ngành quan trọng theo hướng chất lượng, hiệu quả.
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin